Tổn thương thận cấp là tình trạng thận bị suy giảm chức năng một cách đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể nhanh chóng làm dịu cơn đau nhưng lại khiến thận tổn thương nghiêm trọng.
Ăn quá mặn: Thói quen ăn mặn hoặc thường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và gây áp lực cho thận.
Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh: Tương tự như thói quen ăn mặn, việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh cũng khiến thận phải chịu nhiều áp lực.
Ăn quá nhiều thịt đỏ: Protein trong các loại thịt đỏ tạo ra lượng axit cao trong m.áu gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ nhiễm toan – chứng bệnh do thừa protein.
Thói quen ăn ngọt: Béo phì làm tăng nguy cơ gây bệnh cao huyết áp và tiểu đường là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh thận.
Ít uống nước: Uống đủ nước cũng là một trong những cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh sỏi thận và ngăn ngừa nguy cơ bị thận cấp.
Mất ngủ: Thận sẽ được nghỉ ngơi để tái tạo tế bào mới trong lúc bạn ngủ vào buổi tối do đó thức khuya hoặc bị mất ngủ làm tăng nguy cơ tổn thương thận cấp tính.
Hút t.huốc l.á: Người có thói quen hút t.huốc l.á có nhiều khả năng nước tiểu có chứa protein – dấu hiệu cho thấy người đó đã bị tổn thương thận cấp.
Nghiện rượu hoặc uống nhiều bia, rượu có nguy cơ bị tổn thương thận cấp gấp năm lần so với người không uống rượu.
Thói quen lười vận động: Tập thể dục điều độ sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp và tăng cường chuyển hóa glucose giúp duy trì sức khỏe của thận./.
Khi nào nên tầm soát ung thư dạ dày?
Ậm ạch, đau bụng, khó tiêu do nhiều nguyên nhân. Đó cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày nhưng lại dễ bị bỏ qua, cho đến khi bệnh đã nặng.
Nội soi tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày tại Bệnh viện K – THÁI HÀ
Hơn 15.000 người t.ử v.ong trong 1 năm
Theo Bệnh viện K (Hà Nội), ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trong các ung thư thường gặp. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đã di căn.
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn). Đây là một trong những ung thư phổ biến. Tại VN, năm 2018 có 17.527 ca mắc mới và 15.065 người t.ử v.ong vì căn bệnh này. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thói quen ăn mặn
Ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương t.iền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
Các tổn thương t.iền ung thư, như viêm dạ dày mãn tính kéo dài, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo đó là các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài dẫn đến ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) cũng được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Vì HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương t.iền ung thư.
Thói quen sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Trong đó, đáng lưu ý, ăn nhiều thức ăn có chứa chất nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ngoài ra, người béo phì cũng dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường. Ung thư dạ dày cũng liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này.
Nhận biết triệu chứng
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm: sút cân; đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn; mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu; buồn nôn, nôn. Người bệnh có tình trạng đi ngoài phân đen, sờ thấy u ở bụng.
Tất cả triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Chuyên gia ung bướu cũng lưu ý, nên tầm soát ung thư dạ dày với các trường hợp: người từ 50 t.uổi trở lên; có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa; người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính; người nhiễm vi khuẩn HP; có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng; người thường xuyên hút t.huốc l.á và uống rượu bia. Trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài… cũng nên được tầm soát ung thư dạ dày.
Để phòng tránh ung thư dạ dày, cần duy trì cân nặng hợp lý, không để mắc béo phì; hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.
Sử dụng thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; duy trì chế độ ăn giàu chất xơ.
Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh. Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối u lành trong dạ dày. Tầm soát ung thư định kỳ nếu gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa.
(Nguồn: Bệnh viện K)