Lá ổi là nguyên liệu vô cùng dễ kiếm ở nước ta, thế nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thông tin về lá ổi cũng như cách sử dụng để có thể giúp ích cho sức khỏe nhé.
Ổi là loại cây có xuất xứ từ miền nhiệt đới Trung Mỹ, nhưng đã được phát triển và nuôi trồng rộng rãi ở khắp các nước miền nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Quả ổi thường có màu xanh lá hoặc màu vàng, có chứa rất nhiều hạt nhỏ ở trong nhưng hoàn toàn có thể ăn được. Lá ổi có thể được tận dụng để làm thuốc và nước uống có lợi cho sức khỏe.
Hình ảnh của lá ổi
Lá ổi đã xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y từ xa xưa. Lá ổi giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, làm mờ đi nếp nhăn, làm sáng vết thâm đen. Vitamin nhóm B kết hợp với các hoạt chất polyphenol, tanin trong lá ổi ngoài tác dụng giảm cân còn có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Hơn nữa lá ổi còn giúp cho tóc thêm chắc khỏe, giảm đi sự hư tổn tóc, kích thích phát triển các tế bào tóc.
16 tác dụng của lá ổi mà bạn nên biết
1. Giảm Cholesterol xấu
Sử dụng trà lá ổi thường xuyên ít nhất là 8 tuần có thể giúp cơ thể giảm thiểu được cholesterol LDL, lipoprotein mật độ thấp gây hại cho sức khỏe hệ tim mạch của bạn, theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu.
2. Điều trị tiêu chảy
Chiết xuất từ lá ổi có thể giúp ngăn chặn được một loại vi khuẩn có tên là Staphylococcus Aureus, một tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy hàng đầu hiện nay.
Hãy sử dụng lá ổi non từ 15-20g ( sao vàng sơ qua), gừng tươi 10g đem nướng hoặc củ riềng 10-12g, vỏ quýt đã phơi khô 10-12g. Cho hỗn hợp nguyên liệu vào sắc thuốc cùng với nửa lít nước, giữ lại lấy khoảng 200ml. Mỗi khi sử dụng thì uống trước bữa ăn, chia làm 2 lần uống/ngày. Bạn có thể thêm ít đường để dễ uống.
Lá ổi có tác dụng điều trị tiêu chảy hiệu quả
3. Chữa bệnh tiểu đường
Sử dụng trà lá ổi sau mỗi bữa ăn sẽ giúp ức chế sự hấp thụ hai loại đường sucrose và maltose vào cơ thể. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tiểu đường có thể xảy ra, ổn định lượng đường huyết cho người bệnh.
Hãy tiến hành nấu 100g lá ổi tươi với nước sôi để lấy nước uống sử dụng hàng ngày. Còn với lá ổi già hoặc khô thì bạn nên sử dụng khoảng 30g để sắc nước uống giống như uống trà.
4. Hỗ trợ việc giảm cân
Trong lá ổi có chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin nhóm B như vitamin B2, B3, B5, B6… hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, các hoạt chất polyphenol, carotenoid, flavonoid và tanin có trong lá ổi sẽ hỗ trợ cho việc giảm cân, giảm bớt lượng đường dư thừa và làm giảm các cholesterol có hại trong m.áu.
5. Ngăn ngừa ung thư
Tác dụng của lá ổi ngăn ngừa ung thư đã được chứng minh. Đó là do hàm lượng lycopene cao trong lá ổi là một chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, t.iêu d.iệt các gốc tự do gây bệnh. Lá ổi có thể giúp chống lại ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư vú, hoặc ung thư vòm họng. Một số nghiên cứu còn chứng minh khả năng ức chế androgen, loại hormone có khả năng phát triển tế bào ung thư.
6. Chữa lành ho, viêm phế quản
Trong lá ổi có chứa hàm lượng vitamin C và chất sắt cao có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp giảm đi các cơn ho do đờm, viêm họng, viêm phế quản gây nên. Ngoài ra lá ổi còn giúp khử trùng cho cổ họng, phổi tốt hơn. Bạn có thể sử dụng trà lá ổi để uống hoặc giã nát lá ổi để lấy nước cốt cũng cho hiệu quả chữa trị tương đương.
Ho, viêm phế quản có thể dùng lá ổi để chữa trị
7. Trị mụn trứng cá
Lá ổi có khả năng giúp diệt các tế bào vi khuẩn gây ra tình trạng mụn trứng cá. Ngoài ra lá ổi còn khiến làm mờ các vết thâm đen trên da và giúp da trở nên mịn màng hơn. Bạn lấy lá ổi rửa sạch, sau đó đem nghiền nhỏ trong máy xay rồi sau đó đem đắp lên các nốt mụn hoặc vết thâm đen trên mặt. Cuối cùng hãy nằm thư giãn khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước.
8. Tác dụng của lá ổi với da mặt
Các hoạt chất và vitamin trong lá ổi có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa, làm mờ vết nhăn và cải thiện tông màu da và kết cấu da, khiến da trở nên mịn màng và săn chắc cơ mặt. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá ổi và sữa chua để tạo thành mặt nạ chống lão hóa và làm đẹp da. Lá ổi kết hợp cùng sữa chua tạo nên mặt nạ chống lão hóa hiệu quả
9. Tác dụng của lá ổi với mái tóc
Vitamin C trong lá ổi có thể giúp kích thích sản sinh collagen, giúp tóc phát triển nhanh, khỏe hơn, ngừa rụng tóc tốt hơn. Trong lá ổi chứa lượng lớn vitamin B2 giúp bảo vệ và tái tạo các mô tế bào da đầu bị hư tồn. Nhờ vậy giúp da đầu khỏe, ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc tốt hơn.
Đun sôi nồi nước cùng với lá ổi sau đó dùng nước này gội đầu khoảng 2 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện được tình trạng rụng tóc thường gặp.
10. Giảm đau răng
Trong lá ổi có chứa các hoạt chất như flavonoid, astringents có tính sát khuẩn rất cao có khả năng bảo vệ răng, nướu khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Bạn hãy sử dụng nước ổi, trà ổi để súc miệng mỗi tối trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn và giảm đau răng tốt hơn. Hoặc có thể giã nát lá ổi, trộn thêm với muối để đắp lên khu vực bị đau cũng rất hiệu quả.
Chiết xuất của lá ổi có thể giúp giảm đau răng
11. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Sử dụng trà lá ổi mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn. Đó là do chiết xuất từ lá ổi có chứa các chất có tác dụng thư giãn hệ thần kinh và an thần tốt. Vậy nên bạn hãy sử dụng trà lá ổi thường xuyên để đảm bảo giấc ngủ tốt hơn nhé.
12. Cải thiện hệ miễn dịch
Lycopene, flavonoid và quercetin trong lá ổi có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, t.iêu d.iệt nhiều loại vi khuẩn gây hại. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.
13. Điều trị các bệnh về tiêu hóa
Tác dụng của lá ổi trong việc ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa là rất hữu ích. Bởi trong chiết xuất từ lá ổi có chứa các chất có khả năng giảm sản xuất dịch nhầy trong dạ dày gây ra tình trạng kích ứng trong hệ tiêu hóa. Đồng thời lá ổi còn giúp ức chế các vi khuẩn không tốt có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
14. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Lá ổi rất giàu kali và vitamin C, đây là hai chất quan trọng giúp giảm huyết áp, trung hòa cholesterol xấu có hại, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, làm giảm đi biến chứng có thể gặp. Uống trà lá ổi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở người.
15. Tác dụng của lá ổi với não bộ
Lá ổi có chứa vitamin B3 (niacin) và vitamin B6 (pyridoxine) có khả năng giúp cải thiện m.áu lưu thông lên não. Từ đó kích thích các chức năng nhận thức ở não bộ và giúp làm thư giãn các dây thần kinh, bảo vệ não bộ, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch m.áu não gây ra đột quỵ, tai biến ở người.
Cải thiện sức khỏe não bộ nhờ chiết xuất từ lá ổi
16. Giúp gan khỏe mạnh hơn
Các hoạt chất chống oxy hóa cao như flavonoid và quercetin trong lá ổi có khả năng giải độc ở gan vô cùng hiệu quả. Từ đó giúp bảo vệ gan khỏi nguy cơ vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Cách pha trà từ lá ổi để uống hàng ngày
Để có thể tận dụng được hết tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe, việc pha chế nước uống chiết xuất từ lá ổi là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách pha chế cho đúng, sau đây là một số cách để các bạn có thể tham khảo:
1. Pha trà lá ổi tươi
Nguyên liệu cần có:
– Lá ổi tươi: 1 nắm
– Nước sạch
– Mật ong: vài thìa
Cách pha trà lá ổi tươi:
– Rửa sạch sẽ lá ổi để không còn bụi bẩn và côn trùng trên lá
– Cho nước và lá ổi vào nồi để đun sôi với nhau. Sau khi nước sôi thì chắt lấy nước để rót ra cốc.
– Khi sử dụng, bạn hãy cho từ 1 đến 2 thìa mật ong vào uống kèm, như vậy là bạn đã hoàn thành một cốc trà lá ổi thơm ngon bổ dưỡng rồi.
2. Trà lá ổi khô
Nguyên liệu cần có:
– Lá ổi đã phơi khô: 1 nắm từ 10 đến 20 lá
– Nước sạch
– Mật ong
Trà lá ổi khô tốt cho sức khỏe
Cách pha trà lá ổi khô:
– Với lá khô, đem rửa sạch nhẹ nhàng với nước để loại bỏ bụi bẩn.
– Sau đó đun sôi một nồi nước để hãm trà, mỗi khi sử dụng thì bạn hãy cho lá ổi khô vào một cái túi lọc, kế đến đổ nước sôi vào cốc cùng túi lọc và thêm vào đó 1 đến 2 thìa mật ong.
– Nhúng túi lọc đến khi nước trà đổi màu và có mùi hương đặc trưng của ổi là có thể sử dụng.
3. Trà từ bột lá ổi
Nguyên liệu cần có:
– Lá ổi đã phơi khô: 1 nắm
– Nước sạch
– Mật ong: tùy theo khẩu vị
Cách thực hiện:
– Lá ổi đã được phơi khô và làm sạch, các bạn đem tán nhỏ thành bột rồi đem phơi khô tiếp để bảo quản tốt hơn.
– Mỗi khi muốn sử dụng, bạn hãy đun sôi một ấm nước rồi rót ra cốc, sau đó bỏ vài thìa bột lá ổi vào cùng với mật ong (nếu cần), khuấy cho hỗn hợp tan hết là bạn đã hoàn thành trà từ bột lá ổi rồi.
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay
Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, công năng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc từ thực phẩm hoặc độc chất do côn trùng…
Thành phần trong rau muống gồm 90% nước, còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie… có lợi cho sức khỏe.
Tuy giàu dinh dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này. Trong đó nhóm những người sau không nên ăn rau muống:
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ: Một số người thích ăn món rau muống chẻ hoặc xào tái. Tuy nhiên, rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại ký sinh trùng khác.
Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
Với những người bị sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn rua muống. Ảnh minh họa
Ăn rau muống khi uống thuốc đông y: Với nhiều thầy thuốc y học cổ truyền, họ thường yêu cầu người bệnh phải kiêng ăn rau muống. Rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Ăn rau muống khi bị gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Ăn rau muống khi bị đau khớp: Những người đau xương khớp, bị viêm đau nên hạn chế ăn rau muống vì nó sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Ăn rau muống trái mùa: Mùa rau muống thường có nhiều vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.
Ăn rau muống khi đang có vết thương hở: Những người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
Ăn rau muống khi bị suy nhược: Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống vì có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng.