Độ ẩm không khí thấp kết hợp với nhiệt độ chênh lệch giữa sáng – trưa – tối khiến nhiều người bị cơn ngạt mũi, khô mũi quấy rầy. Làm cách nào để giảm cơn ngạt mũi mùa khô hanh?
Những bệnh xoang mũi mùa khô hanh thường tăng lên một phần là do yếu tố thời tiết hoặc do việc vệ sinh mũi họng chưa được thực hiện đúng cách. Trong đó có ngạt mũi mùa khô hanh khiến nhiều người mệt mỏi, thậm chí là gây tổn thương cho niêm mạc mũi nếu không được khắc phục đúng cách.
Vậy làm cách nào để giảm cơn ngạt mũi mùa khô hanh? Các chuyên gia cho biết, cơn ngạt mũi có thể xảy ra ở bất kì ai, nhưng đặc biệt là đối với những người có hệ hô hấp yếu, niêm mạc mũi mẫn cảm với các chất kích ứng hoặc đang mắc các bệnh liên quan tới đường mũi – xoang.
Nếu như không được chưa trị dứt điểm thì chất dịch nhầy bị tắc nghẽn trong mũi có thể dồn ngược xuống phía dưới họng, từ đó đó gây ngứa cổ – tạo thành đờm (đàm) rất khó chịu.
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm cơn ngạt mũi mùa khô hanh mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý nếu như tình trạng ngạt mũi kéo dài bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.
1. Cấp ẩm cho phòng ngủ, phòng làm việc
Vào mùa khô hanh, độ ẩm trong không khí thường thấp hơn. Đó là chưa kể đến sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến phòng ngủ bị thiếu ẩm. Từ đó có thể gây ra ngạt mũi.
Cấp ẩm cho phòng ngủ, phòng làm việc giúp phòng tránh, giảm cơn ngạt mũi (Ảnh: Internet)
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên trang bị cho phòng ngủ hoặc phòng làm việc máy cấp ẩm, bù ẩm cho mũi và giúp mũi được dễ chịu hơn. Thêm vào đó, việc bù đủ ẩm sẽ góp phần giúp giảm đau các triệu chứng xoang hay sưng mạch m.áu mũi hiệu quả hơn.
2. Tắm nước ấm, tận dụng hơi ẩm
Cũng là một trong những biện pháp cấp ẩm thuận tiện, bạn nên tắm nước ấm. Nhất là khi thời tiết vào cuối thu – đầu đông như hiện tại, việc tắm nước lạnh vào buổi tối chỉ khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn mà thôi.
Hơi nóng từ nước ấm có thể giúp thông xoang hiệu quả (Ảnh: Internet)
Vì thế mà việc tắm nước ấm là hoàn toàn cần thiết. Chưa kể đến, hơi nước bốc lên cũng sẽ khiến xoang mũi của bạn được dễ chịu hơn.
3. Dùng gạc ấm đắp lên mũi và trán giúp giảm cơn ngạt mũi mùa khô hanh
Thực tế, nguyên lý của việc đắp gạc ấm lên vùng mũi và trán hay xông hơi với khăn trùm đầu có cùng một nguyên lý với việc sử dụng máy tạo hơi ẩm hay tắm với nước ấm.
Dùng gạc ấm đắp lên mũi và trán giúp giảm cơn ngạt mũi mùa khô hanh (Ảnh: Internet)
Lưu ý là khi xông, bạn có thể nhỏ thêm một chút tinh dầu bạc hà hay thêm vài lát gừng vào sẽ giúp việc giảm ngạt mũi được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
4. Uống đủ lượng nước cần thiết
Dù vào bất kì thời tiết nào hay mùa nào trong năm thì việc uống đủ lượng nước cho cơ thể cũng là hoàn toàn cần thiết.
Với người bị ngạt mũi mùa khô hanh thì việc uống đủ nước có thể giúp bạn hóa lỏng được dịch nhầy trong mũi, giảm đi tình trạng mũi tắc, bít đặc gây khó chịu. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp da được cấp ẩm đầy đủ, giảm đi tình trạng bong tróc do thời tiết khô hanh gây ra.
Uống nước đầy đủ để chống mất nước (Ảnh: Internet)
5. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc phải nhớ, đặc biệt là đối với những người gặp các vấn đề về xoang mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hay bị ngạt mũi lại cần cần lưu ý.
Mùa khô hanh, dưới tác động của những cơn gió khô khiến mũi bạn có thể bị tích tụ bụi bẩn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra nhiều bệnh đường hô hấp.
Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh (Ảnh: Internet)
Các bác sĩ chỉ lưu ý rằng, việc xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng tuy tốt nhưng không được xịt rửa liên tục vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Bên cạnh dó, tư thế rửa mũi thích hợp cũng sẽ giúp bạn phòng tránh nước bị đẩy lên tai.
6. Massage vùng mũi nhẹ nhàng
Một số người bị đau nhức xoang mũi khi ngạt mũi nên có thể tham khảo việc massage các vùng xoang nhẹ nhàng để giảm đau nhức. Khi massage, hãy tìm huyệt nghinh hương ở vị trí hai bên mũi rồi từ từ xuốt xuôi xuống, lặp đi lặp lại sẽ thấy hiệu quả.
Massage nhẹ nhàng huyệt nghinh hương để giảm đau nhức xoang mũi (Ảnh: TheSmartLocal)
Ngoài ra, nằm nghiên về phía mũi không bị ngạt cũng có thể giúp thông mũi nhanh chóng.
Mẹo đơn giản xử trí khi bé ngạt mũi, sổ mũi hoặc khó thở
Ngạt mũi, sổ mũi hay khó thở là những biểu hiện thường gặp nhất ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp. Mặc dù đây không phải tình trạng hiếm gặp nhưng cha mẹ thường bỏ qua hoặc chăm sóc sai cách.
Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ có nhiều nguyên nhân. Vì sức đề kháng của t.rẻ e.m còn non yếu nên cơ thể bé có nhiều nguy cơ bị các loại vi khuẩn tấn công gây cảm lạnh, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Nếu thường xuyên dùng điều hòa để nhiệt độ lạnh hơn mức chịu đựng của trẻ hoặc trong những ngày thời tiết chuyển sang đông sẽ làm cho bé rất dễ bị cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, đường thở bị tắc nghẽn dẫn đến việc trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Một nguyên nhân khác cũng gây ngạt mũi ở trẻ là bé bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như: khói, bụi nhà, lông thú vật…
Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ
Khi bé bị ngạt mũi hãy lấy một chiếc gối hoặc khăn đủ dày để kê đầu bé trong lúc bé ngủ. Điều này giúp bé có tư thế ngủ thoải mái hơn, nhờ đó mà bé dễ thở hơn. Đồng thời, dùng 2 mu bàn tay day nhẹ nhàng cánh mũi giúp bé không còn cảm giác khó chịu. Dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ. Cuối cùng là dùng xịt vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn.
Làm sạch và thông mũi
Làm sạch là công đoạn rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn trong mũi trẻ. Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra. Đây là phương pháp rất đơn giản và an toàn lại hiệu quả khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Khi thiếu chất như kali, kẽm, sắt hoặc các nhóm vitamin, cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường ruột…Do đó, cha mẹ cần bổ sung cho bé đủ chất dinh dưỡng để làm tăng thể trạng, sức đề kháng của trẻ. Các món cháo gà như cháo gà thịt băm, cháo gà tía tô… cũng là bài thuốc tốt cho bé khi bị cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở…
Làm ẩm không khí
Không khí ẩm thấp hay quá khô cũng gây ra các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, ngạt mũi. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng về 27 độ hoặc đặt thêm máy tạo ẩm không khí. Hoặc có thể đặt một chậu nước trong phòng để giúp không khí ẩm hơn, bé đỡ bị khô mũi, rát họng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước để cơ thể không mất nước. Uống nước còn giúp miệng luôn ẩm, tránh bị khô. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bôi một ít dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn chân, trán, lòng bàn tay của bé để giảm khó chịu và giúp làm giãn các mạch m.áu, m.áu lưu thông tốt hơn, bé dễ thở hơn.
Nước ấm và ăn súp gà
Việc uống nước ấm sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong mũi. Các nghiên cứu còn cho thấy, súp gà làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi và sốt. Ngoài ra, nước thịt luộc cũng có tác dụng tương tự cho trẻ tập ăn dặm. Bạn cũng nên bổ sung những món sau vào thực đơn của bé, chẳng hạn như nước ép táo, canh, súp hoặc trà hoa cúc và giữ ấm những loại thức uống này. Lưu ý rằng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử các loại thảo mộc, vì không phải tất cả các sản phẩm tự nhiên đều an toàn.
Sau bao lâu thì trẻ khỏi nghẹt mũi?
Nếu trẻ bị nghẹt mũi do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng thì bệnh sẽ khỏi sau từ sau 2-3 ngày. Trong trường hợp bé nghẹt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn thứ cấp làm cho dịch mũi biến đổi màu sắc thì có thể kéo dài đến 2 tuần mới khỏi. Cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám và điều trị khi bé có các dấu hiệu sau: Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài 2 tuần chưa khỏi; Gắng sức để thở khi ngủ, da tím tái; Bé khó thở, hơi thở không đều hoặc lồng ngực bị thắt lại khi thở.
Cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Việc dùng xi lanh rửa mũi trẻ nếu không được làm cẩn thận có thể làm trẻ sặc, nước tràn vào màng phổi. Ngoài ra, rửa mũi nhiều sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến mũi dễ bị khô, viêm. Nếu dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên để rửa mũi cho trẻ cũng gây ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác và tâm lý của bé.
Cha mẹ không nên tự ý dùng máy xông mũi cho trẻ từ 1-2 tháng t.uổi hay dùng miệng hút mũi bởi việc này có thể lây lan mầm bệnh sang cho trẻ. Nhiều người thường dùng nước ép tỏi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bởi tỏi chứa chất allicin có tác dụng diệt vi trùng, vi nấm, phòng ngừa và điều trị cúm. Tuy nhiên nếu nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ sơ sinh có thể gây bỏng niêm mạc mũi, phù nề. Khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.