Chứng bệnh khiến ‘cậu nhỏ’ cương cứng liên tục

Những người mắc chứng Priapism thường bị cương dương kéo dài không rõ nguyên nhân và gây đau đớn.

Tình trạng “cậu nhỏ” cương cứng kéo dài không phổ biến và thường xảy ra với một số nhóm nhất định. Bệnh khiến nạn nhân đau đớn và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Thậm chí, trường hợp được chẩn đoán có thể phải cắt cụt chi vì bệnh quá nặng như Danny Polaris ở Anh.

Đau đớn cương dương kéo dài 3 tuần

Năm 2019, Danny Polaris, ở Swansea, Anh, gặp phải tình trạng hy hữu. Sau khi uống thuốc Viagra để tăng cường sức mạnh trong “chuyện ấy”, Polaris bất ngờ bị cương cứng “cậu nhỏ” liên tục.

“Đó là quyết định tồi tệ nhất trong đời tôi”, người đàn ông này nói khi ở trên giường bệnh. Polaris lo ngại sau lần này, có thể anh sẽ không bao giờ làm “chuyện ấy” được.

Ban đầu, người đàn ông này không tìm sự trợ giúp vì cho rằng tác dụng của thuốc chưa hết. Tuy nhiên, hai ngày sau, tình trạng vẫn không thuyên giảm. Kèm theo cương dương là các cơn đau đớn tột cùng. Các bác sĩ chẩn đoán Polaris mắc chứng Priapism, còn gọi cương cứng kéo dài, d.ương v.ật cương không tự chủ trên 4 giờ, thuộc bệnh lý cấp cứu tối khẩn.

Tình trạng này kéo dài có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho “cậu nhỏ” nếu không được điều trị. Các bác sĩ đã phải dùng kim đ.âm x.uyên của quý của người đàn ông này 5 lần để loại bỏ m.áu tích tụ. Họ thậm chí đã phẫu thuật khẩn cấp, hút m.áu đông trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, các biện pháp không mkang lại hiệu quả. Nam bệnh nhân vẫn bị cương dương và thường xuyên khóc vì căng thẳng, lo lắng tột độ.

chung benh khien cau nho cuong cung lien tuc 48a 5395309

Danny Polaris. Ảnh: The Sun.

“Mấy ngày nay anh ấy đau đớn đến mức ngất đi. Ngay cả tiêm thuốc giảm đau mạnh, nó cũng không hiệu quả”, bạn bè của bệnh nhân nói.

Cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu, tiến sĩ Pottek, đã thực hiện ca gây mê toàn thân cho Polaris. Sau đó, ông nối tĩnh mạch từ chân đến gốc d.ương v.ật của bệnh nhân và hút toàn bộ m.áu bị ứ tắc. Tiếp đến, Polaris được tiêm thuốc làm loãng m.áu, kháng sinh và giảm đau.

Theo Guardian , cuối cùng, sau 3 tuần, nam bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và được xuất viện, điều trị tại nhà. Khi đó, Polaris vẫn bị cương dương nhẹ và có xu hướng giảm, kiểm soát được.

Polaris không phải trường hợp đầu tiên gặp tình trạng cương dương kéo dài. Tài liệu của Mayo Clinic ghi nhận một người đàn ông 38 t.uổi (không rõ nơi ở) mắc chứng tương tự vào năm 2005. Người này có t.iền sử 20 năm bị tâm thần phân liệt, đến bệnh viện trong tình trạng “cậu nhỏ” cương cứng liên tục trong 48 giờ và gây đau đớn.

Nguyên nhân

Người mắc chứng Priapism sẽ cương dương kéo dài 4 giờ liên tục nhưng không có hứng thú trong “chuyện ấy”. Trục d.ương v.ật cứng nhưng đầu mềm. Bệnh nhân còn bị đau “cậu nhỏ” tiến triển. Một số người còn gặp hiện tượng nói lắp.

Ham muốn của nam giới thường đến từ kích thích thể chất hoặc tâm lý. Sự kích thích này làm các cơ trơn nhất định giãn ra, tăng lưu lượng m.áu đến các mô xốp ở d.ương v.ật. Hậu quả là “cậu nhỏ” chứa đầy m.áu, dẫn đến cương dương. Sau khi kết thúc kích thích, m.áu sẽ chảy ra ngoài và nam giới trở lại trạng thái bình thường.

Priapism xảy ra khi một số bộ phận của hệ thống này (m.áu, mạch m.áu, cơ trơn hoặc dây thần kinh) thay đổi lưu lượng m.áu bình thường nhưng tình trạng cương dương vẫn tiếp diễn. Hiện nay, nguyên nhân gây chứng Priapism vẫn chưa có kết luận chính xác. Đến gần 35% bệnh nhân mắc Priapism không có tác nhân nào cụ thể, rõ ràng.

chung benh khien cau nho cuong cung lien tuc bb0 5395309

Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng cương dương kéo dài. Ảnh: Freepik.

Priapism có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa t.uổi. Hầu hết trường hợp xảy ra ở b.é t.rai từ 5 đến 10 t.uổi hoặc nam giới trong độ 20-50. Theo Mayo Clinic , một số yếu tố gây nên hiện tượng này gồm có:

Rối loạn m.áu: Các bệnh như thiếu m.áu hồng cầu hình liềm, bạch cầu, rối loạn huyết học khác thalassemia, đa u tủy… Theo WebMD , các nhà khoa học cho rằng khoảng 42% nam giới mắc bệnh hồng cầu hình liềm sẽ bị chứng priapism vào một thời điểm trong đời.

Sử dụng thuốc: Priapism có thể là tác dụng phụ xảy ra khi nam giới sử dụng một số thuốc như là thuốc tiêm trực tiếp vào d.ương v.ật để điều trị rối l.oạn c.ương d.ương (alprostadil, papaverine, phentolamine…); thuốc chống trầm cảm (fluoxetine/Prozac, bupropion/Wellbutrin sertraline); thuốc điều trị rối loạn lo âu hoặc loạn thần (hydroxyzine, risperidone (Risperdal), olanzapine (Zyprexa), lithium, clozapine, chlorpromazine và thioridazine…); thuốc làm loãng m.áu (warfarin, heparin…) hoặc thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý…

Ngoài ra, nam giới sử dụng rượu, m.a t.úy, chất kích thích cũng có thể dẫn đến cương dương kéo dài Priapism. Chứng hẹp b.ao q.uy đ.ầu hoặc chấn thương vùng khung, đáy chậu, giữ gốc d.ương v.ật và h.ậu m.ôn cũng là thủ phạm dẫn đến Priapism.

Thiếu m.áu cục bộ Priapism có thể gây các biến chứng nghiêm trọng. M.áu bị mắc kẹt trong d.ương v.ật bị thiếu oxy. Khi cương cứng kéo dài quá lâu, lượng m.áu thiếu oxy này có thể làm hỏng hoặc phá hủy các mô trong d.ương v.ật. Kết quả, nếu không được điều trị, bệnh nhân bị rối l.oạn c.ương d.ương mạn tính.

Quỹ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo bệnh nhân bị Priapism không nên chườm đá hoặc nước lạnh lên d.ương v.ật. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nạn nhân cũng không nên quan hệ t.ình d.ục hoặc t.hủ d.âm.

Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân căn bệnh cứ 20 giây có 1 người phải cắt cụt chân, tay

Mỗi khi mùa đông đến, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân biến chứng tiểu đường ở bàn chân với những vết thương bỏng da, cháy da rất nhiều. Nguyên nhân là do chườm nóng…

chuyen gia chi ra nguyen nhan can benh cu 20 giay co 1 nguoi phai cat cut chan tay fd3 5285281

Bàn chân với những ngón chân bị cháy đen xì của bệnh nhân Luân được các y bác sĩ TT Kỹ thuật cao và tiêu hoá, BV Xanh Pôn chăm sóc

Từng mắc đái tháo đường (ĐTĐ) 17 năm, bệnh nhân Lê Thị Thanh Luân (59 t.uổi) 6 hôm trước đi nằm giường mát-xa Hàn Quốc (loại máy chuyên sâu 7.700) với mục đích tiêu giảm mỡ bụng.

Nhiệt độ của giường được đặt ở mức 54 độ C với thời gian một ca 30 phút. Được 15 phút do quá nóng nữ bệnh nhân liền gồng người lên dãn cách khoảng cách. Bà liền chống hai ngón chân cái để đỡ thân hình cách xa giường chỉ để phần bụng tiếp xúc.

Chiều cùng ngày sau khi đi khiêu vũ về thấy hai ngón chân phồng rộp, bà Luân không nghĩ mình bị bỏng từ sáng mà lại tiếp tục ngồi máy mát xa của hàng xóm 15phút.

Sau 15 phút, chỗ phồng rộp ở chân bệnh nhân dập nước, l.ột d.a, đỏ loét. Ngày hôm sau, bệnh nhân lại tiếp tục đi nằm ghế mát xa. Nhân viên Hàn Quốc hướng dẫn chiếu đèn tia hồng ngoại vào chỗ tổn thương ở ngón chân để vô trùng cho bà.

“Thay vì thời gian ngắn, họ cho tôi nằm nửa tiếng đúng liệu trình. Làm xong, nhìn xuống hai bàn chân mình cháy đen xì thay vì đỏ loét”, bà Luân cho hay.

Về nhà, bệnh nhân tự rửa và băng bó vết thương nhẹ. Do không có cảm giác nên bà cũng không cảm thấy quá sốt ruột. Vì thế hai ngày sau, bà mới nhập viện ở Hải Phòng. Tại đây các bác sĩ cho rằng bà đã b.ị h.oại t.ử ngón chân do biến chứng tiểu đường phải cắt cụt.

Không tin với kết quả này, bệnh nhân đã phải lên Hà Nội chữa. Tại Bệnh viện Xanh Pôn, nữ bệnh nhân được điều trị vết loét ở bàn chân mà không cần phải cắt cụt.

Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Đỗ Đình Tùng, PGĐ BV Đa khoa Xanh Pôn cho biết, người mắc ĐTĐ thông thường có những tổn thương ngoại vi dù sớm hay muộn.

Chính vì những tổn thương này khiến bệnh nhân giảm và mất cảm giác do vậy tuyệt đối không bao giờ được chườm, sưởi nước ấm nước nóng.

“Do mất cảm giác, giảm cảm giác nên người mắc ĐTĐ có tổn thương ngoại vi nguy cơ bị bỏng rất cao mà không biết. Thậm chí, nếu không bị bỏng thì nhiệt độ cao làm bệnh nhân dù mang lại cảm giác dễ chịu nhưng sẽ làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi và càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn”, TS. BS Đỗ Đình Tùng nói.

Do đó, vị chuyên gia về đái tháo đường này cảnh báo, nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường, đặc biệt là các cụ già vẫn có thói quen chườm, ngâm chân nước nóng chữa tê bì chân.

“Việc làm này sẽ tạm thời át đi cảm giác tê bì nhưng về lâu dài thì gây tổn thương rất nhiều đối với người mắc ĐTĐ. Qua thực tế thăm khám, điều trị, mỗi khi mùa đông đến, chúng tôi tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân biến chứng tiểu đường ở bàn chân với những vết thương bỏng da, cháy da rất nhiều. Nguyên nhân là do chườm nóng…

Vì vậy về lâu về dài tuyệt đối không ngâm, không chườm đặc biệt người nào đã có tổn thương ngoại vi thì phải tuyệt đối kiêng ấm, kiêng nóng, không được sưởi nhất là mùa đông sắp đến”, TS. BS Đỗ Đình Tùng cảnh báo.

Ngoài ra để chống loét chân bệnh nhân phải tái khám định kỳ, nếu không có tổn thương ngoại vi tái khám 1 năm một lần, còn đã tổn thương ngoại vi thì phải 6 tháng khám bàn chân 1 lần.

Ngoài ra bệnh nhân có biến chứng của bàn chân như chai chân, loét chân thì 3 tháng phải đi khám bàn chân một lần.

Những khuyến cáo khám bàn chân đã có, Bộ Y tế cũng đã đưa ra nhưng quy trình khám bàn chân thì chưa được ban hành, các tỉnh chưa có, Bộ Y tế chưa có. Vấn đề này là bức thiết vì khi chưa có quy trình thì việc khám bàn chân chưa thành thói quen mà sẽ khám không đúng, không đạt chất lượng…

Trong khi đó, theo thống kê của Liên Đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF) cứ 20 giây sẽ có 1 bệnh nhân đái tháo đường phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tay hoặc chân. Đây là điều tệ nhất xảy ra với biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân là do khi các vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương hở ở chân, các tế bào m.áu như bạch cầu bị ức chế sẽ không đủ hiệu quả trong việc t.iêu d.iệt vi khuẩn. Vết thương bị n.hiễm t.rùng lan rộng buộc phải cắt cụt chân để bảo đảm an toàn cho người bệnh.

“Nếu không có những quy trình hướng dẫn rõ ràng thì nguy cơ BN ĐTĐ bị loét bàn chân rất cao… điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân cũng bị cắt cụt chi rất lớn.

Trong khi nếu có quy trình chuẩn, bác sĩ sẽ nhận ra được các yếu tố nguy cơ loét, phát hiện được các mức độ thấp, vừa, cao sẽ có hướng xử lý kịp thời. Nếu BN có dấu hiệu t.iền loét thì sẽ xử lý ngay thì không còn loét và loại bỏ khả năng cắt cụt.

Tiếc là hiện chưa có quy trình chuẩn. Sẽ không phát hiện được nguy cơ loét trong khi tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa nhiều bệnh nhân bị cắt cụt mất chi”, BS Đỗ Đình Tùng lo ngại.

Do đó, ngoài việc cần phải đi khám định kỳ, dùng thuốc đúng chỉ định TS.BS Đỗ Đình Tùng cũng đưa ra khuyến cáo đối với người mắc ĐTĐ cần thực hiện: kiểm soát đường huyết, ăn uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ – không kiêng nhiều quá nhưng cũng không lạm dụng quá.

Trong đó, người bệnh cần lưu ý luyện tập đúng cách. Đặc biệt đối với BN có tổn thương ngoại vi thì phải có cách luyện tập khác với BN bình thường.

Theo đó, người ĐTĐ chưa có dấu hiệu tổn thương ngoại vi thì có thể đi bộ 30phút- 1h tuỳ theo bệnh nhân trong mỗi ngày nhưng với BN ĐTĐ có nguy cơ loét bàn chân thì không được đi bộ nữa và phải chọn phương pháp khác như đạp xe, bơi lội, tập yoga…

“Tất cả bệnh nhân mắc ĐTĐ có bất thường như: chai chân lớn, phồng rộp, nốt đen, nốt tím, những biến đổi màu sắc, biến đổi móng, biến đổi về da… là phải đến viện khám ngay, thường xuyên theo dõi.

Nếu bệnh nhân ĐTĐ đã bị loét bàn chân thì nguy cơ tái lại rất lớn chính vì thế bệnh nhân có loét là phải tái khám định kỳ đặc biệt là bàn chân tránh những hậu quả đáng tiếc về sau”, TS. BS Đỗ Đình Tùng nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *