Nếu bạn nhận thấy trẻ có những triệu chứng dưới đây, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.
Virus hợp bào hô hấp là một loại virus gây n.hiễm t.rùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng ngừa virus này nên cha mẹ cần phát hiện dấu hiệu bệnh sớm để điều trị cho bé kịp thời.
Khó thở
Đây là một trong những biểu hiện trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp. Bé sẽ khó thở, thở nhanh hơn bình thường, thở khò khè đi kèm triệu chứng rút lõm lồng ngực.
Tã không nhanh ướt như mọi khi
Nếu bố mẹ nhận thấy sau 6-8 giờ mà tã bé không ướt hãy thật chú ý. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo mất nước. Không giống như các bệnh thông thường khác ở t.rẻ e.m, mất nước do nhiễm virus hợp bào hô hấp không phải do sốt cao hoặc nôn mửa. Khi nhiễm virus này, bé sẽ khó thở, không ăn và mất nước trầm trọng.
Da có màu xanh, đặc biệt là trên môi và các móng tay
Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ cần thở oxy và khó thở. Nếu môi và đầu ngón tay của trẻ chuyển sang màu xanh tái hay tím, bạn cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức
Ngưng thở
Ngưng thở hoặc bé không thở khoảng 15 đến 20 giây là một trong những triệu chứng nhiễm virus hợp bào hô hấp phổ biến. Điều này thường chỉ xảy ra ở trẻ đã từng bị ngưng thở và trẻ dưới 6 tháng t.uổi, sinh non, nhẹ cân. Đây là một nguyên nhân đáng lo ngại và cần được phát hiện kịp thời.
Trẻ bú kém, biếng ăn
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể bú kém, biếng ăn. Nếu bạn thấy bé bú ít hơn hay biếng ăn, hãy theo dõi số lần thay tã bé và các dấu hiệu khác kèm theo. Nếu không thay tã nhiều như mọi khi, biếng ăn, thở kém có thể bé không nhận đủ chất dinh dưỡng và cần tới gặp bác sĩ nhi khoa.
Virus RSV nguy hiểm thế nào, tại sao khiến bà mẹ trẻ “ngàn lần xin lỗi con”?
Trong 1 số trường hợp cá biệt (như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng), virus RSV có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng, đôi khi đe dọa tính mạng, như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao chia sẻ của một người mẹ về việc con nhiễm virus RSV qua nụ hôn của người lớn.
Theo đó, em bé 16 ngày t.uổi nhiễm virus RSV dẫn tới viêm phổi. Bé phải cách ly mẹ, “không thở, không ăn được”, người mẹ viết trên Facebook cá nhân. Bài viết có sức lan tỏa mạnh, thu hút 17 nghìn lượt chia sẻ, 8,2 nghìn bình luận.
“Mẹ ngàn lần xin lỗi con. Tại mẹ chủ quan không giữ gìn cho con của mẹ”, người mẹ có tài khoản Facebook T.T.T viết. “Em nói lên đây để các mẹ có con nhỏ chú ý. Bé nhà em là do bị hôn với thơm và tiếp xúc với người mắc bệnh dẫn đến viêm phổi virus RSV. Chứ cháu 16 ngày không hề ra khỏi phòng”.
Bé sơ sinh 16 ngày t.uổi nhiễm virus RSV dẫn tới viêm phổi vì nụ hôn của người lớn. (Ảnh: Facebook T.T.T)
Hiện chưa rõ thực hư của câu chuyện trên. Tuy nhiên, bài chia sẻ này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về hôn trẻ sơ sinh – hành động có thể khiến trẻ nhiễm nhiều virus, trong đó có RSV.
Vậy RSV là gì và nguy hiểm như thế nào? Dưới đây là thông tin về virus RSV đáng sợ này được dịch từ Web MD – chuyên trang y tế sức khỏe hàng đầu thế giới.
Virus RSV là gì?
RSV (Respiratory Syncytial Virus), tạm dịch là virus hợp bào hô hấp, là một loại virus thường gặp và rất dễ lây, gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp.
Với hầu hết trẻ nhỏ khỏe mạnh và người lớn, RSV thường chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh. Nhưng trong một số trường hợp cá biệt (ví dụ như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng), RSV có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng, đôi khi đe dọa tính mạng, như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.
Một bé 8 tháng t.uổi người Mỹ nhập viện năm 2019 vì nhiễm RSV do nụ hôn của người lớn. Ảnh: Facebook mẹ bé, cô Ariana DiGrigorio
Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm virus RSV
Nhiễm RSV có thể gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh, bao gồm ho và sổ mũi, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng RSV nào sau đây:
– Thở khò khè
– Ít hoạt động hơn so với thường ngày
– Ho ra đờm vàng, xanh
– Khó thở hoặc ngừng thở
– Từ chối bú mẹ hoặc bú bình
– Dấu hiệu mất nước: không có nước mắt khi khóc, ít hoặc không có nước tiểu trong bỉm trong 6 giờ, da khô.
Nếu em bé của bạn rất mệt, thở gấp, môi tím tái, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Tiffany Hill, bác sĩ nhi tại Hệ thống bệnh viện UT Health East, bang Texas (Mỹ) cho biết bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm RSV, nhưng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng t.uổi dễ bị tổn thương nhất.
Bác sĩ Hill chia sẻ: “Ở trẻ nhỏ, RSV có thể nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều vấn đề, thậm chí phải nhập viện”.
Hill nói cô từng thấy nhiều trường hợp trẻ sơ sinh t.ử v.ong vì RSV. “Có những trường hợp nghiêm trọng đến nỗi phải chuyển đến Dallas, đặt nội khí quản nhưng vẫn không thể thở được… và các bé đó đã qua đời”, Hill nói với đài CBS 19.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non nớt (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm virus RSV và các yếu tố nguy cơ
Virus RSV lây lan trong không khí sau khi ho hoặc hắt hơi, và qua tiếp xúc trực tiếp như chạm vào, ôm hôn.
Khả năng bị nhiễm RSV cao nhất đối với:
– Trẻ sinh non
– T.rẻ e.m dưới 2 t.uổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch suy yếu vì bệnh tật hoặc điều trị y tế
– Trẻ sơ sinh 8 đến 10 tuần t.uổi hoặc nhỏ hơn
Virus RSV lây lan trong không khí sau khi ho hoặc hắt hơi
Phòng ngừa virus RSV
Các bước bạn có thể thực hiện để phòng ngừa RSV bao gồm:
– Tránh hôn trẻ nếu bạn có các triệu chứng cảm lạnh.
– Thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt đồ nội thất, đồ dùng.
Rửa tay trước khi bế trẻ sơ sinh là một cách phòng ngừa virus lây lan
– Không để bất kỳ ai hút thuốc xung quanh em bé của bạn.
– Nếu có thể, giữ em bé tránh xa bất kỳ ai có các triệu chứng cảm lạnh, kể cả anh chị em hay người thân khác.
– Tránh đưa em bé đến nơi đông người.
– Yêu cầu mọi người rửa tay trước khi chạm vào em bé.
– Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh.