Bạn có thể phòng chống các bệnh về mắt thông qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày và một chế độ ăn uống lành mạnh.
Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là chìa khóa để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh và có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh về mắt. Trong số đó, những thực phẩm chứa nhiều loại vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất, được gọi là chất chống oxy hóa, vô cùng tốt cho sức khỏe nói chung và đôi mắt nói riêng.
Việc lựa chọn thực phẩm và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn tránh được những bệnh về mắt như:
– Đục thủy tinh thể, gây mờ mắt
– Thoái hóa điểm vàng liên quan đến t.uổi tác, ảnh hưởng lớn đến thị lực
– Bệnh tăng nhãn áp
– Khô mắt
– Tầm nhìn ban đêm kém
Để giữ đôi mắt luôn khỏe mạnh, cơ thể luôn cần được bổ sung những chất và hợp chất quan trọng như: lutein, zeaxanthin, vitamin A, vitamin C, Ebeta-caroten, Axit béo omega-3, kẽm…
Hãy tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại protein, sữa, trái cây và rau quả. Cố gắng kết hợp nhiều loại thực phẩm, ăn uống đa dạng hay còn gọi là chế độ ăn cầu vồng. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh đã qua chế biến, chứa chất béo bão hòa hoặc nhiều đường. Nếu còn đang phân vân ăn gì bổ mắt nhất thì dưới đây là danh sách tham khảo cho bạn.
Những thực phẩm tốt cho mắt
1. Cá
Các loại cá, đặc biệt là cá hồi, là một nguồn thực phẩm tuyệt vời để nâng cao sức khỏe cho đôi mắt. Cá hồi và các loại cá khác đều có chứa axit béo omega-3, được coi là một chất béo lành mạnh. Axit béo omega-3 có thể góp phần phát triển thị giác và sức khỏe của võng mạc phía sau mắt, đồng thời giúp ngăn ngừa khô mắt.
Do đó, hãy thêm các món ăn liên quan đến cá vào bữa ăn hàng tuần của bạn. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng nên sử dụng cá được đ.ánh bắt tự nhiên hơn các loại cá được nuôi trong trang trại bởi chúng giàu omega-3 và ít chất béo bão hòa hơn, vừa tốt cho mắt, vừa không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
2. Trứng
Trứng cũng là một trong những thực phẩm tuyệt vời để hỗ trợ sức khỏe đôi mắt. Lòng đỏ trứng có chứa vitamin A, lutein, zeaxanthin và kẽm, tất cả đều rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.
Vitamin A giúp bảo vệ giác mạc, tức bề mặt của đôi mắt. Lutein và zeaxanthin giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác và đục thủy tinh thể. Kẽm góp phần vào sức khỏe của võng mạc, đồng thời giúp mắt nhìn tốt hơn vào ban đêm.
3. Hạnh nhân
Giống như nhiều loại hạt khác, hạnh nhân rất tốt cho mắt. Nó có chứa nhiều vitamin E, giúp bảo vệ chống lại các phân tử không ổn định nhắm vào các mô khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ lượng vitamin E cần thiết sẽ giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác cũng như bệnh đục thủy tinh thể.
Theo khuyến cáo, mỗi người nên bổ sung 22 đơn vị quốc tế (IU), hoặc 15 mg vitamin E mỗi ngày. Một khẩu phần hạnh nhân với khoảng 23 hạt, tương đương 1/4 cốc, đã chứa 11 IU.
Bên cạnh hạnh nhân, bạn có thể bổ sung một số loại hạt khác như hạt hướng dương, hạt phỉ hay đậu phộng, đều chứa nhiều vitamin E và có tác dụng tuyệt vời cho đôi mắt. Tuy nhiên, do hạnh nhân có hàm lượng calo cao nên bạn cần phải chú ý lượng ăn mỗi ngày để tránh tình trạng tăng cân.
4. Sữa
Các sản phẩm từ sữa nói chung, tiêu biểu như sữa uống và sữa chua đều tốt cho mắt. Chúng chứa nhiều vitamin A và khoáng chất kẽm. Vitamin A bảo vệ giác mạc trong khi kẽm giúp vận chuyển vitamin từ gan đến mắt. Kẽm cũng là chất vô cùng quan trọng đối với đôi mắt, đặc biệt là võng mạc và màng mạch, tức mô mạch m.áu nằm dưới võng mạc.
5. Cà rốt
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm nổi tiếng tốt cho mắt. Giống như lòng đỏ trứng, cà rốt có chứa nhiều vitamin A và beta carotene. Vitamin A và beta carotene đều tốt cho bề mặt của mắt, giúp ngăn ngừa n.hiễm t.rùng mắt và các tình trạng mắt nghiêm trọng khác.
6. Cải xoăn
Cải xoăn được nhiều người biết đến như một loại siêu thực phẩm vì nó chứa rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng, nhờ đó cải xoăn cũng rất tốt cho sức khỏe đôi mắt.
Cải xoăn có chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cũng được tìm thấy trong trứng và các loại thực phẩm khác. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng về mắt như thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác và đục thủy tinh thể.
Lutein và zeaxanthin không thể tự tạo ra trong cơ thể, vì vậy bạn phải kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mình để nâng cao sức khỏe. Chỉ cần một khẩu phần bao gồm 100 gam cải xoăn đã chứa chứa 11,4 mg lutein. Một số loại rau khác cũng chứa nhiều lutein là rau chân vịt và ớt chuông.
7. Quả cam
Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác đều có chứa nhiều vitamin C, đây là chìa khóa cho sức khỏe của mắt. Vitamin được tìm thấy chủ yếu trong trái cây tươi và rau quả, góp phần giúp các mạch m.áu trong mắt bạn khỏe mạnh, giúp chống lại sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và nhiều căn bệnh về mắt khác.
Thực phẩm không tốt cho mắt
Một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng là chìa khóa cho sức khỏe nói chung và đôi mắt nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm không tốt cho mắt, thậm chí có thể gây hại nếu sử dụng quá nhiều, tiêu biểu như:
– Bánh quy
– Bơ thực vật
– Đồ chiên rán
– Đường, đồ ngọt nói chung
– Nước ngọt
– Đồ uống có cồn
– Hành, tỏi, ớt
Lời khuyên cho sức khỏe đôi mắt
Để giữ gìn một đôi mắt sáng và khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt, bạn cũng cần chăm sóc mắt thường xuyên. Dưới đây là những lời khuyên dành cho sức khỏe đôi mắt của bạn:
– Khám sức khỏe mắt 1-2 lần mỗi năm
– Đeo kính râm khi ra ngoài
– Tránh hút thuốc
– Duy trì cân nặng hợp lý
– Đeo kính bảo vệ mắt khi tham gia các hoạt động thể thao, công việc…
– Quản lý lượng đường trong m.áu.
4 thực phẩm người lớn ăn tốt nhưng có thể gây hại cho trẻ nhỏ
Nhiều thực phẩm lành mạnh trong mắt người lớn nhưng có thể không phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Với tình yêu thương vô điều kiện, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt trong những năm đầu đời, khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, không ít phụ huynh nghĩ rằng cho con ăn thêm một số đồ bổ dưỡng mà người lớn thường dùng sẽ giúp con nhanh chóng cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm tưởng là tốt nhưng thực tế lại không hề có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Sữa chua trái cây
Sữa chua là sản phẩm tốt cho sức khỏe vì chứa đầy đủ các chất như protein, glucid, lipid, muối khoáng, vitamin đặc biệt là vitamin nhóm A và B. Ngoài ra sữa chua còn là một nguồn lợi khuẩn dồi dào, rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
Nên cho trẻ ăn sữa chua thường và ăn với lượng vừa phải.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa khi bổ sung thức ăn cho trẻ ngay từ đầu. Nhất là với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, sữa chua sẽ giúp lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều bậc mẹ là cho con ăn sữa chua có vị trái cây.
Sữa chua trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo hơn so với sữa chua thông thường. Do đó nếu cho trẻ uống thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí gây béo phì, không có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ.
Để bổ sung sữa chua một cách lành mạnh, bạn cần phải đọc kỹ các thành phần, tốt nhất là dùng sữa chua tự nhiên. Đồng thời không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh và theo dõi xem trẻ có bị dị ứng hay không. Nếu không có biểu hiện dị ứng như nôn trớ, đỏ da, quấy khóc, khó thở… thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung loại thực phẩm này.
Mật ong
Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên, tốt cho sức khỏe thì ai cũng biết nhưng với một số người, đặc biệt là trẻ dưới 1 t.uổi việc dùng mật ong có thể gây ra ngộ độc botulism. Ngộ độc Botulism gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum. Trẻ khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm bào tử Clostridium botulinum, vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển trong ruột đồng thời sản sinh ra các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể. Trong khi đó mật ong là nơi sinh sống ưa thích của các bào tử vi khuẩn này. Do vậy không nên sử dụng mật ong khi hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ còn non nớt.
Các triệu chứng phổ biến nhất của trẻ khi bị ngộ độc bao gồm: Chán ăn, táo bón, khó thở, tiếng khóc nghe yếu ớt, mất biểu hiện trên khuôn mặt … Một vài trẻ cũng có thể bị co giật. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc có thể không có dấu hiệu rõ rệt cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với bào tử vi khuẩn. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng ngộ độc nào sau khi tiêu thụ mật ong, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.
Nước ép trái cây
Nhiều người cho con uống nước ép trái cây thay nước lọc vì nghĩ rằng nó bổ sung nhiều loại vitamin. Tuy nhiên điều này không hẳn đã đúng. Các loại nước trái cây đều chứa một lượng đường nhất định trong khi phần lớn chất xơ đã bị mất đi trong quá trình ép. Nếu thường xuyên uống nước ép trái cây có thể khiến trẻ bị béo phì, thậm chí tiểu đường.
Ngoài ra, lạm dụng nước ép hoa quả sẽ làm đầy dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác, từ đó dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, uống nhiều nước ép trái cây có thể gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.
Hiệp hội nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo nên cho trẻ ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép. Trong trường hợp trẻ bị táo bón có thể dùng một lượng nhỏ nước ép trái cây nhưng phải là nước ép tươi, không phải thức uống đóng chai. Lượng nước ép trái cây với trẻ từ 1 – 3 t.uổi không quá 120ml mỗi ngày; Trẻ từ 4 đến 6 t.uổi khoảng 120-180ml/ ngày; trẻ từ 7 t.uổi trở lên cũng không quá 220ml/ngày.
Các loại hạt
Các loại hạt bổ dưỡng như hạt dẻ, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân, hồ trăn,… có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là thực phẩm nên cho trẻ nhỏ ăn, nhất là trong thời kỳ ăn dặm. Nguyên nhân là do các loại hạt đa số đều nhỏ và cứng nên rất dễ khiến bé bị hóc, nghẹn. Không ít trường hợp trẻ bị hóc không được cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả tắc nghẽn đường thở. Nếu muốn cho con ăn, các mẹ nên xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm.