Không muốn trẻ mắc phải căn bệnh u xương quái ác cha mẹ phải nhớ kỹ những điều này.
U xương hay còn gọi là ung thư xương là một khối u ác tính xuất hiện trong xương. U xương có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, phổ biến nhất là t.rẻ e.m và thanh thiếu niên dưới 25 t.uổi. U xương thường bị nhầm lẫn với đau xương do tăng trưởng.
Con trai của anh Luo – Xiaohu (11 t.uổi) hoạt bát và năng động. Nhưng tháng trước cứ mỗi đêm chân của cậu bé đều bị đau. Anh Luo nghĩ rằng con đang giai đoạn dậy thì và do xương phát triển nhanh. Khi bị sưng tấy, bé cảm thấy bứt rứt và đau.
Tuần trước, Xiaohu bị đau chân phải dữ dội. Anh Luo đưa con đến bệnh viện khám thì phát hiện có một khối u ở chân phải bé. Bé mắc bệnh u xương giai đoạn cuối và có thể phải cắt cụt chân.
Sau khi biết kết quả, ông Luo nhận ra mình đã trì hoãn điều trị bệnh cho con và cảm thấy rất hối hận.
Trên thực tế, nhiều t.rẻ e.m khi có các triệu chứng mắc bệnh u xương nhưng cha mẹ thường bỏ qua hoặc hiểu sai về mức độ bệnh tình của con. Vì thế trẻ không được điều trị kịp thời. Khi phát hiện bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Đau xương do tăng trưởng và đau nhức chân tay do ung thư xương khác nhau thế nào?
Ở giai đoạn đầu của bệnh u xương, hầu hết người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng tấy xương khớp. Cơn đau sẽ tăng dần về đêm và dùng các loại thuốc giảm đau thông thường cũng không hết đau.
Dùng tay sờ vào chỗ đau có thể sờ thấy khối u trên bề mặt xương. Khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ tăng dần. Một số bệnh nhân sẽ bị gãy xương do u xương.
Cơn đau có thể tự thuyên giảm, thường sẽ xuất hiện vào khoảng chạng vạng tối và biến mất vào sáng hôm sau. Theo quá trình sinh trưởng và phát triển, cơn đau sẽ dần biến mất.
Nếu t.rẻ e.m và thanh thiếu niên bị đau nhức chân tay mà không phải do chấn thương hay mắc bệnh tật gì, đau xương về đêm, tăng dần và không giảm, có nổi cục ở khớp thì phải tới bệnh viện khám và điệu trị ngay.
Ngoài những hiện tượng phổ biến trên, bệnh u xương còn có thể gây viêm, sốt, giãn tĩnh mạch, sụt cân, giảm khả năng vận động…
Để phòng tránh bệnh u xương, bạn phải thực hiện chế độ ăn uống điều độ. Ăn thịt, rau. Không ăn đồ chiên rán. Tập thể dục và tránh chấn thương. Tránh tia bức xạ để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương.
Do các triệu chứng ban đầu của bệnh u xương thường dễ bị bỏ qua nên cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm, khám sức khỏe định kỳ cho bé.
Phân biệt u xương ác tính và u xương lành tính
Để phân biệt u xương ác tính và u xương lành tính, người bệnh có thể tự kiểm tra tại nhà và đ.ánh giá mức độ của khối u.
Tuy nhiên, phương pháp này không giúp bạn chẩn đoán một cách chính xác, tốt nhất người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra.
Khối u xương được chia làm hai loại bao gồm khối u lành tính và ác tính. U xương ác tính hay còn gọi là ung thư xương rất dễ nhầm lẫn với u xương lành tính do mắt thường rất khó phân biệt. Vậy 2 loại u này có đặc điểm như thế nào và khác nhau ra sao?
1. Đặc điểm của khối u xương lành tính
Đầu tiên, bạn cần phải biết rằng u xương lành tính hoàn toàn không phải là ung thư xương. Khối u này chỉ xuất hiện và phát triển, cư trú ở 1 vị trí nhất định. Chúng không di căn sang các bộ phận, khu vực khác trong cơ thể con người.
Đối tượng chủ yếu xuất hiện các u xương này thường là t.rẻ e.m và trong giai đoạn xương đang phát triển. Khối u lành tính chịu sự ảnh hưởng, chi phối của sự kích thích của các tế bào, yếu tố tăng trưởng ở người. Bởi vậy, chỉ khi cơ thể ngừng phát triển chúng mới ngừng phát triển.
2. Đặc điểm của khối u xương ác tính
Phân biệt u xương ác tính và u xương lành tính dựa vào đặc điểm của chúng. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật của u xương ác tính
1.2. Khối u ác tính là gì?
U xương ác tính chính là là ung thư xương. Chúng được hình thành bởi các tế bào ung thư.
Nguyên nhân gây ra khối u ác tính là do những tế bào thay vì làm nhiệm vụ tạo ra xương mới, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào đó đã tạo ra khối u xương ác tính. Khu vực thường xuyên xuất hiện các khối u này là cánh tay, chân hay nhưng vùng khác như vai, đầu gối.
Bên cạnh đó, khu vực như xương chậu, xương sườn hay xương hàm cũng có thể mắc khối u. Tuy nhiên, tỷ lệ này được đ.ánh giá là khá thấp.
2.2. Dấu hiệu của u xương ác tính
Những dấu hiệu của u xương ác tính rất rõ ràng. Điều này là do độc tố, kích thước lớn của chúng gây nên:
– Đau đớn: dấu hiệu đầu tiên khi nhắc đến u ác tính chính là những cơn đau do chúng gây ra. Điều này là do độc tố được tiết ra từ khối u khiến người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau dày vò. Không chỉ vậy, cơn đau còn khiến người bệnh mất ngủ, mất cảm giác thèm ăn, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy kiệt sức khỏe…
– Xuất hiện khối u nổi lên trên da: Bệnh càng nặng thì kích thước của u xương càng lớn. Chúng sẽ xuất hiện trên bề mặt da, làm vùng da này bị biến dạng. Quanh vùng này màu da sẽ có màu hồng và ấm hơn các khu vực khác.
Khi u thâm nhiễm, da sẽ hiện rõ các mạch m.áu bên dưới trông rất yếu ớt và xanh xao. Thậm chí, khi bệnh tình trở nặng, các khối u này có thể thâm nhiễm và phá vỡ mặt da.
– Gãy xương bệnh lý: Các tế bào ung thư xương sẽ phá hủy và làm giảm chất lượng của xương. Lúc này, xương trở nên giòn, xốp và rất dễ gãy. Thậm chí, người bệnh chỉ cần bị tai nạn, ngã hay va chạm nhẹ cũng có thể hình thành vết bầm tím hay gãy xương
Trên đây là những thông tin về phân biệt u xương ác tính và u xương lành tính. Mặc dù khối u xương ác tính và u xương lành tính khác nhau rõ rệt, tuy nhiên bằng mắt thường rất khó để phân biệt. Do vật, khi thấy những bất thường như u cục nổi lên, bị đau xương.. người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị có tiên lượng tốt hơn.
Để phòng tránh các vấn đề về xương khớp, bạn nên tuân thủ một số điều sau:
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn nhằm tăng cường chức năng xương khớp, giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường sức đề kháng
– Khám và tầm soát định kỳ nhằm phát hiện những bất thường trong cơ thể
– Ăn uống lành mạnh, tránh tiếp xúc với hóa chất và chất phóng xạ
– Không tự ý điều trị, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị từ sớm.