Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở trẻ v.ị t.hành n.iên. Trong khi đó, nhiều cha mẹ không thực sự chú ý tới vấn đề này ở con.
Hơn một tháng trước, Bệnh viện Nhi Trung ương ( Hà Nội) tiếp nhận n.ữ s.inh 12 t.uổi trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, c.ô b.é bị giáo viên phê bình ở trên lớp vì cho rằng em nói chuyện, làm việc riêng. N.ữ s.inh giải thích mình không làm điều này. Khi về nhà, gia đình yêu cầu em phải làm bản kiểm điểm. Sự việc khiến học sinh này thắt cổ t.ự t.ử.
Trường hợp này được tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe v.ị t.hành n.iên, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ tại hội thảo Rối loạn tâm thần t.uổi học đường chiều 24/11. “B.é g.ái được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Lúc này đã quá muộn, chúng tôi không thể cứu được bé”, BS Loan cho biết.
Qua trường hợp này, TS Loan cảnh báo cha mẹ cần thiết phải quan tâm tới sức khỏe tâm thần t.rẻ e.m. Khoa Sức khỏe v.ị t.hành n.iên cũng đang điều trị cho b.é g.ái 13 t.uổi. Cô bé không hòa hợp với cha mẹ. Chỗ dựa duy nhất của bé là anh trai. Do đó, khi anh trai đi du học, cô bé rơi vào trạng thái trầm cảm và từng có ý tưởng t.ự s.át.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan chia sẻ với báo chí về tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ v.ị t.hành n.iên. Ảnh: HQ.
“Qua nhiều buổi can thiệp tâm lý, b.é g.ái cải thiện tốt, điểm một số môn học cũng cao hơn”, bác sĩ Loan chia sẻ.
Theo chuyên gia này, số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 20% t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ t.uổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ v.ị t.hành n.iên. T.ự t.ử là nguyên nhân thứ 3 gây t.ử v.ong.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần dao động từ 8-29% ở t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên. Trong đó, rối loạn tăng động, giảm chú ý chiếm 14,1%; rối loạn cảm xúc 11,5%; rối loạn ứng xử 9,2%. 5% trong 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 t.uổi (50% là trẻ dưới 16 t.uổi).
Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành cuộc khảo sát với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên. Kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở Hà Nội, Hưng Yên tương ứng 31,3% và 18,6%. Các trẻ mắc chứng lo âu tại Hà Nội chiếm 42,6%. Con số ở Hưng Yên là 36,5%. Trẻ stress tại Hà Nội là 38,8%, Hưng Yên 21,8%.
“Chúng tôi đ.ánh giá ở các khu đô thị lớn, tỷ lệ rối loạn tâm thần có xu hướng cao hơn ở tỉnh, thành khác. Trẻ nữ tỷ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp”, TS Loan chia sẻ.
GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết t.rẻ e.m là đối tượng phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn t.uổi học đường. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả to lớn, học hành sút kém, rối loạn hành vi và tâm thần.
Tuy nhiên, nhiều gia đình khi đưa con đến khám đều cho rằng các bé không có vấn đề nghiêm trọng. Khi làm việc với các em nhỏ, bác sĩ mới nhận ra rất nhiều điều bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ chính môi trường học tập và cuộc sống gia đình trẻ.
Hầu hết bệnh nhân đến khám đều ở trong tình trạng mắc các rối loạn tâm lý vừa và nặng. Việc phát hiện, điều trị giúp các bé vượt qua những rối loạn đòi hỏi sự quan tâm sát sao của các phụ huynh. “Chúng ta cần phải đặt vào vị trí của các em nhỏ chứ đừng áp đặt tâm lý của người lớn lên t.rẻ e.m. Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng các gia đình và nhà trường, bảo đảm các em có sự phát triển hoàn hảo khi trưởng thành”, TS Loan nói.
Người già và bệnh làm suy giảm chức năng cơ thể do tai biến
Khi cao t.uổi, người già thường mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp, bệnh mạn tính tái phát… làm suy giảm chức năng cơ thể, gây ra tai biến.
Vì vậy, việc phòng bệnh, phòng tai biến và chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người già là vô cùng cần thiết.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Việt Hà -Trưởng khoa Lão khoa Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội và bệnh nhân
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Việt Hà -Trưởng khoa Lão khoa Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội, hiện nay ở Việt Nam tốc độ già hóa dân số đang ở nhóm nhanh nhất châu Á, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc…
Mô hình bệnh tật nói chung và bệnh của người cao t.uổi nói riêng chuyển từ lây nhiễm sang không lây nhiễm. Các bệnh về tim mạch thường gặp như xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp… chiếm tỷ lệ đáng kể. Ngoài ra hay gặp các bệnh về chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, hay như các bệnh về hệ thần kinh trung ương làm suy giảm khả năng về trí nhớ như alzheimer, trầm cảm, parkinson, sa sút trí tuệ t.uổi già…
Hiện nay ở Việt Nam tốc độ già hóa dân số đang ở nhóm nhanh nhất châu Á
Một trong những vấn đề gặp nhiều nhất ở người cao t.uổi còn là các bệnh về thoái hóa cơ xương khớp, loãng xương t.uổi già khiến người cao t.uổi đau đớn, khó khăn về vận động và ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt về giấc ngủ.
Việc cơ thể người già giảm khả năng đề kháng là cơ hội cho nhiều bệnh mạn tính tái phát cùng lúc dẫn tới việc khó khăn trong kiểm soát và điều trị cũng như nặng thêm tình trạng bệnh, thậm chí việc không tuân thủ phác đồ điều trị cũng như tái khám bác sĩ theo lịch hẹn, bệnh tật không được kiểm soát tốt có thể vô tình khiến bệnh nhân phải nhập viện do các biến chứng nặng và hậu quả là các di chứng ảnh hưởng tới các chức năng vận động, ngôn ngữ, tri giác nhận thức, khả năng nuốt, hay gặp sau tai biến mạch m.áu não hoặc biến chứng hôn mê do tăng đường m.áu, giảm đường m.áu, các n.hiễm t.rùng hoại tử da, hoặc gãy xương bệnh lý… là những vấn đề thường gặp gây suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, t.uổi thọ của người cao t.uổi.
Theo bác sĩ Hà, chế độ dinh dưỡng cho người già trong và sau quá trình điều trị phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng
“Vì vậy, cần đề phòng các bệnh di chứng do tai biến mạch m.áu não, bệnh chuyển hóa, bệnh cơ xương khớp cấp và mãn tính ở người già. Nên thường xuyên khám bệnh định kỳ hoặc khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường như đau đầu, ăn kém, cơ thể gầy sụt cân, thường xuyên mệt mỏi khó thở, mất ngủ kéo dài, trí nhớ giảm sút…
Nếu đã được chuẩn đoán bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên của thày thuốc chuyên khoa, có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì giấc ngủ, có lối sống lành mạnh, vui vẻ tránh những sang chấn tâm lý, nóng giận”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Đặc biệt 6 tháng đầu sau tai biến mạch m.áu não là giai đoạn vàng về phục hồi chức năng
Bác sĩ cũng cho biết, hiện nay Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội thường xuyên tiếp nhận nhiều bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch m.áu não với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số bệnh nhân sau bất động gãy xương lâu ngày bị di chứng teo cơ cứng khớp, hoặc bệnh nhân biến chứng tiểu đường…
Tuy nhiên ngoài việc đ.ánh giá các mức độ tổn thương thì việc được can thiệp phục hồi chức năng sớm toàn diện và kiên trì của cả thày thuốc và bệnh nhân cũng như gia đình giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn rõ rệt, đặc biệt 6 tháng đầu sau tai biến mạch m.áu não là giai đoạn vàng về phục hồi chức năng.
Theo bác sĩ Hà, chế độ dinh dưỡng cho người già trong và sau quá trình điều trị phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng. Tại bệnh viện các chuyên gia sẽ khám dinh dưỡng và đưa ra chế độ ăn bệnh lý phù hợp với bệnh nhân, bổ sung calci, vitamin từ thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày giúp kiểm soát tình trạng bệnh lý, đặc biệt bệnh lý chuyển hóa. Về cơ bản người cao t.uổi cần được bổ sung nước đúng và đủ, đảm bảo không thiếu nước do thói quen người già ít uống nước, tuy nhiên với người già cần hạn chế uống nước buổi tối gây tiểu đêm ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ.
“Người bệnh cần có chế độ ăn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt những bệnh nhân phải ăn qua sonde dạ dày, bệnh nhân gầy yếu thể trạng suy kiệt. Cần tăng cường rau xanh cung cấp chất xơ giúp duy trì tốt hệ tiêu hóa, chống táo bón. Đặc biệt, cần giảm dần thói quen ăn uống nhiều đạm, sử dụng nhiều muối khiến cơ thể không dung nạp hết dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nguy cơ thừa cân, béo phì, bệnh lý đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu… Không nên sử dụng rượu bia, t.huốc l.á hoặc lạm dụng chất kích thích cafe, chè nhất là vào buổi tối ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe”, bác sĩ nhấn mạnh.