Những biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m thường dễ xảy ra hơn do thói quen dụi mắt và vệ sinh mắt không triệt để. Trong đó viêm giác mạc là một biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cần được lưu ý.
Một đặc điểm nổi bật của dịch đau mắt đỏ trong thời gian này là người bệnh diễn tiến lâu khỏi hơn rất nhiều và thường lây lan trong toàn gia đình. Điều này là do việc vệ sinh và phòng bệnh chưa tốt cũng như mọi người chủ quan với tình hình dịch bệnh. Đặc biệt những biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m cũng dễ xuất hiện hơn do ý thức phòng bệnh chưa tốt và thói quen dụi mắt ở trẻ.
Bên cạnh đó, việc điều trị không triệt để, chăm sóc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian chữa bệnh và diễn tiến bệnh xấu đi dẫn đến biến chứng xảy ra. Trong số đó phải kể đến biến chứng viêm giác mạc ở trẻ nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ.
1. Biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m
Tuy rằng bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính và rất dễ dàng điều trị, bệnh vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Một số biến chứng hiếm gặp có thể xảy ra là:
– Viêm giác mạc sợi ở t.rẻ e.m.
– Viêm giác mạc đốm.
– Viêm giác mạc sâu.
– Viêm mủ túi lệ.
– Nghiêm trọng hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
Mắt bị viêm giác mạc sợi – biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m (Ảnh: Internet)
2. Biến chứng viêm giác mạc khi trẻ bị đau mắt đỏ
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân nhi bị biến chứng viêm giác mạc do đau mắt đỏ đang gia tăng một cách đáng kể, chiếm từ 10 đến 15% tổng số bệnh nhân đau mắt đỏ tới khám. Một khi đã bị viêm giác mạc, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài gấp 3 đến 4 lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Chưa kể tình trạng viêm giác mạc kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh nhân luôn bị đỏ mắt, đau chói mắt, cộm mắt,… gây ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập. Đặc biệt ở t.rẻ e.m, khi bị biến chứng viêm giác mạc, thời gian điều trị sẽ lâu hơn rất nhiều do trẻ nhỏ chưa ý thức, luôn tay dụi mắt khiến tổn thương lâu hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị cho trẻ ở nhà, người lớn không chú ý ghi nhớ thời gian nhỏ mắt cho bé. Việc không để ý đến bé liên tục cũng khiến bé thường xuyên dụi mắt dẫn đến sưng mắt, chất dịch đóng vảy dày đặc khiến bé không mở được mắt.
Nhiều trẻ còn bị chói, cộm, ghèn mắt nhiều, từ đó phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp để điều trị có hiệu quả hơn. Những trường hợp đau mắt đỏ dẫn đến viêm giác mạc không phải hiếm gặp mà khá phổ biến.
Thói quen dụi mắt ở trẻ khiến tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến trầm trọng hơn (Ảnh: Internet)
Có bệnh nhân bị biến chứng viêm giác mạc nặng, phải điều trị liên tiếp 6 tháng mới ổn định. Chi phí điều trị cho những trường hợp này vô cùng tốn kém, gấp hàng vài chục lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.
Hầu hết, khi bị đau mắt đỏ bệnh sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc mà không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên, việc tự ý dùng các loại thuốc để nhỏ mắt khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Một số phụ huynh sử dụng các thuốc chứa desamethasol để nhỏ mắt cho trẻ lâu ngày khiến hệ miễn dịch mắt suy giảm, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.
Ngoài ra, nhiều người chỉ chăm chăm nhỏ thuốc cho trẻ mà quên mất cần phải vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ thuốc để làm sạch các virus, vi khuẩn. Vì vậy dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, dễ dàng khiến biến chứng viêm giác mạc xảy ra.
Do đó, người lớn cần lưu ý nhắc trẻ ý thức phòng tránh việc lây lan bệnh cho trẻ khác, hạn chế dụi tay vào mắt. Sau khi dụi mắt cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho người khác. Khi sử dụng gạc diệt khuẩn để lau, thấm nước mắt, ghèn mắt phải bỏ vào túi riêng, vứt vào thùng rác. Tuyệt đối không vứt bừa bãi ra nơi công cộng.
3 tác hại khủng khiếp của việc thường xuyên dụi mắt
Hầu hết mọi người đều đã thực hiện hành động dụi mắt, mặc dù hành động này là nhỏ, nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Mắt là một bộ phận rất nhạy cảm, hơn nữa trên tay có rất nhiều vi khuẩn, nếu thường dùng tay dụi mắt, cơ thể có thể sẽ nhận lại 3 tác hại khủng khiếp. Vậy nên, mọi người hãy thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt.
Tác hại của việc thường xuyên dùng tay dụi mắt
1. Làm tổn thương giác mạc
Dụi mắt làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ
Rất nhiều người có cảm giác trong mắt có vật lạ, sẽ vô thức dùng tay dụi mắt, nhưng điều này sẽ gây ra một lực ma sát nhất định giữa dị vật và giác mạc khiến giác mạc rất dễ bị tổn thương.
Việc này còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trong mắt, ngay cả khi bạn đã rửa tay vì trên tay vẫn có lượng vi khuẩn nhất định. Dùng tay dụi mắt chính là đưa vi khuẩn vào mắt, gây ngứa, chảy nước mắt, đau và khó chịu, đồng thời làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc, hoặc đau mắt đỏ.
2. Ảnh hưởng đến thị lực
Thị lực bị suy giảm cũng do một phẩn ảnh hưởng của việc dụi mắt thường xuyên
Thông thường chúng ta dụi mắt trong tình trạng nhắm mắt, lúc này nhãn cầu sẽ di chuyển lên trên, và áp lực sản sinh khi dụi mắt sẽ tích tụ dưới nhãn cầu, độ cong giác mạc sẽ thay đổi, dễ làm tăng nguy cơ loạn thị, và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu bạn bị cận thị và thường xuyên dụi mắt thì khả năng thị lực sẽ ngày càng xấu đi.
Do đó, người cận thị cần phải chú ý nhiều hơn, bởi nhãn cầu của những người này mỏng hơn người bình thường, nếu thường xuyên dụi mắt, nhãn cầu bị áp lực quá mức, võng mạc có thể sẽ bị rơi ra. Mặc dù điều này rất hiếm, nhưng không phải không thể xảy ra.
3. Đẩy nhanh quá trình lão hóa vùng da quanh mắt
Dụi mắt sẽ phá hủy sự săn chắc của vùng da quanh mắt, khiến mắt bị sụp mí hoặc xệ mí, thậm chí còn ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt. Ngoài ra, dụi mắt chính là một trong những nguyên nhân gây quầng thâm quanh mắt. Dụi mắt sẽ làm vỡ các mạch m.áu li ti quanh mắt, trồi lên bề mặt da, hầu hết là do việc vô ý dụi mắt trong lúc ngủ.
Cách thức bảo vệ mắt
Tránh sử dụng các loại sản phẩm điện tử trong thời gian dài cũng góp phần bảo vệ mắt
Sử dụng lâu dài điện thoại di động, máy tính và các sản phẩm điện tử khác, mắt làm việc quá nhiều rất dễ bị mỏi và khô, bất kể người lớn và t.rẻ e.m, bạn nên học cách sử dụng mắt hợp lý, thời gian làm việc và nghỉ ngơi phải khoa học.
Vì thế, hãy để mắt được nghỉ ngơi đúng cách, thư giãn mắt sau 1 khoảng thời gian làm việc và học tập. Hãy dành cho một chút thời gian từ 5-10 phút để đôi mắt được thư giãn bằng cách:
– Nhắm mắt lại và sau đó đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để làm giãn các cơ mắt đang căng cứng.
– Chà xát 2 bàn tay tạo ra nhiệt và chườm lên mắt trong vài phút.
– Nhắm mắt sau đó mở mắt sau 20 giây, thực hiện liên tục động tác này trong 1-2 phút.
Thường xuyên chơi các môn thể thao ngoài trời, mắt sẽ nhận được ánh sáng tự nhiên tốt, giúp bảo vệ thị lực, giảm mỏi mắt và tăng cường thể lực.
Đi khám mắt thường xuyên có tác dụng lớn trong viẹc bảo vệ mắt
Kiểm tra thị lực thường xuyên có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ mắt của bạn. Nếu thị lực của bạn suy giảm, được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn cao hơn.
Tắt đèn, xem TV và xem điện thoại di động cũng thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên họ không biết rằng trong trường hợp không đủ ánh sáng, mắt sẽ bị kích thích nhiều hơn. Khi bạn cảm thấy có bóng tối trong mắt, mờ mắt thì cần phải dừng chơi mọi thiết bị điện tử, hoặc khi chơi cần phải bật đèn và kiểm soát thời lượng sử dụng.
Khi bạn sử dụng mắt, hãy cố gắng ở trong môi trường đủ ánh sáng. Khi sử dụng điện thoại di động và máy tính, hãy giữ khoảng cách giữa màn hình và mắt khoảng 50-60cm. Đối với những người đeo kính áp tròng, tốt nhất không nên đeo chúng quá 8 giờ mỗi ngày, bất kể ngày hay đêm, hãy nhớ tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ.