Sau cú sốc khi mắc căn bệnh nan y sẽ là những đau đớn cả thể xác và tinh thần ở bệnh nhân ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng, cải thiện chất lượng sống.
Cách thức tiếp cận đa ngành để chăm sóc y khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị mắc các bệnh giới hạn t.uổi thọ là phương pháp chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh. Nhân viên y tế và những người hỗ trợ sẽ tập trung vào việc giúp đỡ người bệnh giảm bớt các triệu chứng, đau đớn về thể chất và cẳng tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh nan y trong quá trình điều trị, đặc biệt là giai đoạn cuối đời.
Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với những nỗi đau cả thể xác và tinh thần
Việc chăm sóc giảm nhẹ không chỉ góp phần kéo dài cuộc sống bệnh nhân nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, để người bệnh chấp nhận sự thật bản thân đang đối mặt. Bệnh nhân sẽ không phó mặc cuộc sống mà luôn tìm kiếm ý nghĩa của những ngày sống cuối đời trong sự thanh thản về thể xác lẫn tinh thần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chăm sóc giảm nhẹ là hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đ.ánh giá toàn diện và điều trị đau và các vấn đề khác như thể lực, tâm lý xã hội và tâm linh.
Tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ năm 2020 (diễn ra ngày 24/11) TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó chủ nhiệm bộ môn Chăm sóc Giảm nhẹ, Đại học Y dược, TPHCM cho biết: “Chăm sóc giảm nhẹ là lĩnh vực chăm sóc y khoa chuyên sâu cho các bệnh nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt là bệnh ung thư. Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là nhằm làm cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân”.
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư là phương pháp nhân văn cải thiện chất lượng sống cho người bệnh
Tại Việt Nam, bệnh ung thư thường được chẩn đoán muộn. Ước tính có khoảng 150.000 ca ung thư mới được chẩn đoán hàng năm, trong đó 2/3 ở vào giai đoạn muộn, cơ hội sống còn khá thấp, chất lượng sống vào giai đoạn cuối đời bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các triệu chứng của căn bệnh.
Do đó, nhu cầu hình thành các khoa chăm sóc giảm nhẹ tại các bệnh viện, đặc biệt cơ sở điều trị ung thư là vô cùng cần thiết để vừa hỗ trợ nâng đỡ cả thể chất, tinh thần cho người bệnh. Tuy nhiên, chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ, với những hiệu quả đã được chứng minh, phương pháp này đang dần được các cơ sở y tế quan tâm.
Ở khu vực các tỉnh thành phía Nam, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM là cơ sở tiên phong phát triển chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư từ năm 2008 đến nay. Đây là kết quả của sự hỗ trợ bởi Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế và sự giúp đỡ, hợp tác từ các chuyên gia của Đại học Y khoa Harvard. Sau hơn một thập kỷ triển khai, chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam ngày càng được cộng đồng y khoa xem như một chuyên khoa không thể thiếu trong chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Hiện nay, việc hình thành khoa chăm sóc giảm nhẹ tại các bệnh viện và xây dựng chương trình đào tạo chăm sóc giảm nhẹ tại trường y khoa ngày càng mở rộng. Sự ra đời của Bộ môn chăm sóc giảm nhẹ tại Trường Đại học Y Dược TPHCM năm 2018 và Hội Y học Chăm sóc giảm nhẹ Việt Nam vào đầu năm 2020 đã đ.ánh dấu bước phát triển mới của chuyên ngành Chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam.
Ngoài việc hỗ trợ tại bệnh viện, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM còn triển khai dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại nhà. TS.BS Quốc Thịnh cho rằng: “Đây là chương trình hỗ trợ tích cực cho người bệnh mang lại tính hiệu quả và nhân văn. Việc tiếp tục phát triển chăm sóc giảm nhẹ tại Việt Nam, vượt qua các thách thức và đảm bảo tính bền vững là vô cùng quan trọng và cần thiết ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai”.
Bị ung thư nên ăn uống như thế nào: BS đưa ra 4 lời khuyên giúp chữa trị hiệu quả hơn
Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), nếu muốn kiểm soát được bệnh ung thư thì cần chú ý những vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống. Điều này là rất quan trọng.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư hiện nay ngày càng cao, nếu phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm thì bệnh có thể được kiểm soát và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thực tế cho thấy, một số người bệnh khi thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và dùng thuốc sau khi bệnh khởi phát cũng không thể có được hiệu quả điều trị như mong muốn, bởi vì ngoài thuốc thì người bệnh cũng phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Người bệnh ung thư cần lưu ý những gì trong chế độ ăn uống?
1. Tăng tỷ trọng rau quả trong các bữa ăn hàng ngày
Mọi người đều biết lợi ích của việc ăn nhiều trái cây và rau quả. Đối với bệnh nhân ung thư, vitamin C, vitamin A và carotene chứa trong trái cây và rau quả có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở một mức độ nhất định.
Vitamin C có thể ngăn chặn chất gây ung thư từ axit nitơ, quá trình tổng hợp carotene, và carotene là chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa tế bào bình thường bị tổn thương do tế bào ung thư.
Hơn nữa, chất xơ trong trái cây và rau quả cũng có thể giúp hấp thụ các chất gây ung thư trong ruột và giảm nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh ung thư.
2. Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng protein cao hơn
Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều bị giảm tổng hợp protein do quá trình trao đổi chất cơ bản bị suy giảm dễ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt một số bệnh nhân phải xạ trị cần được bổ sung dinh dưỡng, phải bổ sung đầy đủ protein để giúp hoạt động phục hồi mô và duy trì hoạt động của các cơ quan khác.
Do đó, hãy bổ sung hàng ngày lượng protein chất lượng cao, chẳng hạn như cá tươi, tôm và các sản phẩm sữa khác nhau.
3. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm đã qua chế biến là thực phẩm đã được ướp muối, lên men và các phương pháp xử lý đặc biệt khác để đạt được thời gian bảo quản lâu dài.
Ví dụ như các loại thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, thịt lợn và thịt cừu đóng hộp, đóng gói sẵn. Những thực phẩm này sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư, nếu người bệnh ung thư dùng thường xuyên sẽ khiến tình trạng ung thư nặng hơn và bệnh không thể kiểm soát được.
4. Cấm ăn thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo
Một số bệnh nhân có thể nghĩ rằng bị ung thư cũng có thể ăn thức ăn nhiều chất béo, nhiều đường mà không gây ra các biến chứng, bệnh mãn tính khác, nhưng họ không biết rằng những thực phẩm này có thể gây béo phì và gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ m.áu cao.
Đây sẽ giáng một đòn mạnh vào sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào ung thư ưa thích glucose trong m.áu, nếu lượng đường trong m.áu tăng cao thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi, vì vậy cần kiểm soát hoặc cấm chế độ ăn nhiều đường và nhiều chất béo.
Xin đặc biệt nhắc nhở, mặc dù sự xuất hiện của bệnh ung thư sẽ mang lại tác hại lớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng nếu được phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp kịp thời, bệnh của người bệnh có thể được kiểm soát đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, hãy chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng sức khỏe từ chế độ ăn uống.
Bên cạnh đó, đừng mù quáng tin vào các loại thực phẩm chức năng, coi như thuốc điều trị ung thư, uống thuốc bừa bãi sẽ chỉ gây hại cho cơ thể, thậm chí làm bệnh nặng thêm.