Hiện nay, công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) gặp rất nhiều khó khăn do chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Do vậy, việc chủ động giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch SXH tại cộng đồng của ngành y tế hết sức quan trọng, đồng thời người dân cần nâng cao ý thức và phối hợp tốt với ngành y tế.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân tại TP Hà Nội thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết. Ảnh: VÂN VÂN
Số liệu báo cáo cập nhật đến giữa tháng 10-2019 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tình hình SXH vẫn đang có những diễn biến phức tạp và ghi nhận số ca mắc tăng cao tại một số quốc gia trong khu vực ông – Nam Á.
Tại Phi-li-pin, từ đầu năm 2019, có hơn 322 nghìn người mắc SXH, trong đó có 1.272 người c.hết; Ma-lai-xi-a có hơn 102 nghìn người mắc, 149 người c.hết; Lào ghi nhận hơn 30 nghìn người mắc SXH, 59 người c.hết… Từ đầu năm đến nay, Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc SXH (tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2018), trong đó có 50 người c.hết. Các tỉnh, thành phố có số người mắc cao là: Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, à Nẵng, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Bình ịnh, Bình Dương, ồng Nai…
Tại miền bắc, ghi nhận 15 nghìn người mắc, tăng nhiều lần so với cùng kỳ năm 2018. iển hình là TP Hà Nội, từ đầu năm đến nay, có hơn 9.000 ca mắc SXH, chưa ghi nhận trường hợp c.hết. Số mắc SXH tập trung nhiều tại các quận, huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, hoặc mật độ dân cư cao, như: Hà ông, Hoàng Mai, ống a, Thanh Trì… Mặc dù số ca mắc thấp hơn so với số ca mắc trung bình ba năm từ năm 2016 đến 2018, nhưng tăng nhiều so với số mắc cùng kỳ năm 2018 (năm 2018 là 2.703 ca).
Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thực hiện Chỉ thị 07/CT-BYT ngày 29-7-2019 của Bộ trưởng Y tế về tăng cường công tác phòng, chống SXH, thời gian qua, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chiến dịch diệt bọ gậy quy mô cấp tỉnh, huyện; tổ chức chiến dịch phun hóa chất diện rộng tại các điểm nguy cơ cao. Bộ Y tế thành lập tám đoàn công tác kiểm tra, giám sát tại 18 tỉnh, thành phố trọng điểm về SXH.
Kết quả giám sát của các đoàn cho thấy, phần lớn các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai tương đối tốt các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH; ngành y tế và các địa phương đã bám sát, tuân thủ hướng dẫn chuyên môn và nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch SXH, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH, trong đó tập trung công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch kịp thời tại cộng đồng.
Ngành y tế các địa phương tăng cường giám sát, nắm chắc các ổ dịch SXH hiện có và phát sinh, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao và phun hóa chất xử lý triệt để khi phát hiện các ổ dịch, không để bùng phát, lan rộng, kéo dài; kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên phòng, chống SXH.
Bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội dự báo, những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh SXH sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, số mắc SXH có thể tăng cao vào chu kỳ đỉnh dịch là tháng 10 và tháng 11. Có nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh nguy cơ tăng cao, như: điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt; nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người sinh sống tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển.
Bên cạnh đó, thời gian qua, việc phun hóa chất tại các ổ dịch hiệu quả chưa cao, tỷ lệ hộ gia đình được phun hóa chất triệt để còn thấp do hộ gia đình đi vắng hoặc không hợp tác với nhân viên y tế. Tại nhiều địa phương, cán bộ y tế gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận bên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để kiểm tra, vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy. Các khu vực nhà trọ dành cho công nhân thường ẩm thấp, hệ thống thoát nước không bảo đảm; nhiều dụng cụ chứa nước sinh hoạt không được che đậy, vật phế thải không được thu dọn thường xuyên đã trở thành môi trường lý tưởng cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển.
Công tác tuyên truyền, phun hóa chất ở các khu vực nêu trên gặp rất nhiều khó khăn do công nhân đi làm cả ngày. Ngoài ra, còn không ít địa phương tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy chưa đạt yêu cầu, không duy trì dọn dẹp thường xuyên vật chứa nước, cho nên sau chiến dịch từ hai đến ba tuần, mật độ muỗi khu vực này lại tăng lên.
Bệnh SXH nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến t.ử v.ong, nếu không được điều trị kịp thời. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị người bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp c.hết, nhất là tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng người bệnh không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời.
Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch, hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXH cho các tuyến. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh SXH như: ậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứng; hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Người dân cần tích cực phối hợp ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch SXH; khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà. Các tổ chức, cá nhân chưa hợp tác với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống SXH, gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý nghiêm.
TRUNG TUYẾN
Theo Nhân dân
Đỉnh dịch sốt xuất huyết: Phun hóa chất trên diện rộng tại 15 quận, huyện
Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn ra rất phức tạp trên địa bàn, ngành Y tế TP Hà Nội kêu gọi người dân hãy chủ động phòng bệnh cho chính mình và cộng đồng.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, từ đầu năm đến nay, toàn TP đã ghi nhận 5.305 trường hợp mắc SXH. Một số quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc là Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thường Tín, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm…
Bệnh nhân có xu hướng gia tăng từ tháng 7 đến nay, riêng từ tháng 9 đến nay, mỗi tuần đều ghi nhận trên 400 trường hợp mắc mới. Một số xã, phường ghi nhận nhều bệnh nhân hoặc ổ dịch phức tạp kéo dài gồm: T.iền Phong (Thường Tín), Mễ Trì, Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm), Phương Trung (Thanh Oai), Tân Triều, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), Minh Khai (Bắc Từ Liêm), Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), Đại Kim (Hoàng Mai), Sơn Đồng, Kim Chung (Hoài Đức), thị trấn Phùng (Đan Phượng).
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Nguyễn Nhật Cảm, dự báo những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh SXH tiếp tục diễn biến phức tạp, số mắc có thể tăng cao do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng 10 và 11.
Ông Cảm cũng cho rằng, điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt; nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người ở tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển.
Bên cạnh đó, hoạt động của đội xung kích diệt bọ gậy chưa hiệu quả, qua giám sát công tác phòng chống SXH tại một số xã, phường có tình hình dịch phức tạp đều ghi nhận chỉ số côn trùng cao.
Ngoài ra, cũng theo ông Cảm, ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao, mặc dù được tuyên truyền, hướng dẫn nhưng còn thờ ơ, chưa tự thực hiện diệt bọ gậy trong chính hộ gia đình của mình mà còn trông chờ vào nhân viên y tế.
Tiếp tục công tác phòng chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP đã yêu cầu các TTYT quận, huyện tăng cường hoạt động giám sát dịch, triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp bệnh nhân xuất hiện đầu tiên tại các khu vực chưa có ổ dịch; phối hợp với các cơ sở điều trị, bệnh viện trên địa bàn thu thập vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh nhân SXH về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để xét nghiệm chẩn đoán xác định.
Trong những tháng cuối năm, Trung tâm cũng yêu cầu các địa bàn tổ chức ít nhất 2 chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, riêng các xã, phường đang có ổ dịch quy mô xã, phường hoặc liên tục có bệnh nhân sẽ tổ chức diệt bọ gậy hàng tuần.
Ông Cảm cho biết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP sẽ phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức 86 chiến dịch vệ sinh môi trường và 40 chiến dịch phun hóa chất diện rộng tại 15 quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc SXH.
Theo kinhtedothi