Cả 3 cô gái bị ngộ độc botulinum do ăn patê Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới ( Hà Nội) đã xuất viện sau nhiều tháng điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Bệnh nhân N.T.T. tập vật lý trị liệu co giãn cơ miệng trước khi xuất viện – Ảnh: HOÀN LÊ
Ngày 24-11, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đồng Nai xác nhận bệnh nhân N.T.T. (20 t.uổi, ngụ thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) đã xuất viện sau hơn 100 ngày điều trị tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Đình Quang – trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, rút nội khí quản, nói chuyện được, di chuyển không cần hỗ trợ trong khoảng cách 20m…
Tuy nhiên, chức năng nuốt chưa hồi phục hoàn toàn nên bệnh nhân phải ăn qua ống thông. Ngoài ra, sau khi xuất viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục tập vật lý trị liệu ngoại trú mỗi ngày để phục hồi chức năng nuốt và vận động.
“Vấn đề cần lưu ý là chế độ dinh dưỡng bởi bệnh nhân đã nằm viện lâu dài, sức cơ yếu, teo cơ. Khi chức năng nuốt hồi phục hoàn toàn thì bác sĩ mới đóng ống thông dạ dày cho bệnh nhân” – bác sĩ Quang nói.
Như vậy, đến nay cả ba bệnh nhân ngộ độc botulinum do ăn patê Minh Chay tại Đồng Nai đã xuất viện.
Trước đó, ngày 6-11, chị T.T.G. (26 t.uổi, quê Thừa Thiên Huế, tạm trú tại huyện Nhơn Trạch) và chị N.T.N.T. (24 t.uổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu) đã được ra viện sau khi tình hình sức khỏe cải thiện tốt.
Như đã đưa tin, cả ba cô gái trên làm chung công ty tại huyện Nhơn Trạch và cùng ăn chay trường. Cuối tháng 7, sau khi ăn patê Minh Chay, ba người lần lượt nhập viện với các triệu chứng khó nuốt, yếu tay chân, thở yếu, sụp mi, mắt không mở lên được, suy hô hấp… Cả ba sau đó được xác định bị ngộ độc botulinum có trong patê Minh Chay.
Đến cuối tháng 8, sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Quá trình điều trị, chị N.T.T. từng trở nặng, rơi vào hôn mê sâu. Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã nhiều lần hội chẩn với bệnh viện tuyến trên. Sau đó Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai một lọ thuốc kháng độc tố botulinum để điều trị cho chị T..
2 bệnh nhân ngộ độc Pate chay xuất viện
Ngày 6-11, bác sĩ Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, 2 bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn pate chay Minh Chay đã xuất viện sau gần 100 ngày chữa trị tích cực.
Bác sĩ tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân Gẫm trước khi xuất viện
Cụ thể, ngày 28-7, sau 4 ngày cùng nhóm bạn ăn pate chay Minh Chay, chị Trương Thị Gẫm (26 t.uổi, tạm trú xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch) đã vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu khi sụp mí, khó nuốt, nôn ói nhiều, mệt mỏi và liệt nửa người. Chị Gẫm được chuyển lên tiếp tục chữa trị ở bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc này, bệnh nhân phải thở máy và được kết luận ngộ độc Botulinum, gây biến chứng viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính và viêm phổi.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, chị Gẫm được thay huyết tương, sử dụng kháng sinh và điều trị hỗ trợ. Khi tình trạng ổn hơn, chị Gẫm được chuyển lại về Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vào ngày 25-8 để tiếp tục điều trị nhằm cai máy thở, tập vậy lý trị liệu và dinh dưỡng.
Cũng ăn pate chay Minh chay và bị ngộ độc giống chị Gẫm, chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (24 t.uổi, bạn cùng ăn chay với chị Gẫm) cũng phải nhập viện chữa trị hơn 3 tháng qua. Sau 1,5 tháng chữa trị ở phòng khám, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bà Rịa, thì ngày 7-9, chị Trâm được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Sau thời gian dài được sử dụng kháng sinh, tập vật lý trị liệu, đến nay, chị Ngọc Trâm đã ổn định sức khỏe.
Bác sĩ Quang cho hay, hiện tại 2 bệnh nhân Gẫm và Trâm đều phục hồi tốt, đi lại bình thường, nói được, phản xạ nuốt đã cải thiện. Tuy nhiên, khả năng nuốt của chị Gẫm vẫn còn chưa phục hồi hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân vẫn phải ăn qua ống xông dạ dày. Sau khi xuất viện, 2 bệnh nhân vẫn phải tập nuốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện tại, bệnh viện vẫn đang điều trị 1 bệnh nhân ngộ độc Botulinum do ăn pate chay. Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị Thuỳ, 20 t.uổi. Bệnh nhân đã tự thở qua ống khai khí quản; chưa nuốt được nên nuôi ăn qua ống xông dạ dày; chưa đi lại, còn yếu. Các bác sĩ ước tính bệnh nhân này phải tiếp tục nằm viện để tập vật lý trị liệu khoảng 1 tháng nữa.
Theo người nhà của 3 bệnh nhân, chi phí chữa trị chỉ tính riêng t.iền thuốc và nằm viện trên 300 triệu đồng/bệnh nhân, chưa tính các chi phí phát sinh khác như: sữa, tã, người nhà nuôi bệnh… Tuy nhiên, phía Pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thanh viên Lối sống mới vẫn chưa hỗ trợ bất cứ chi phí nào cho các nạn nhân, dù hoàn cảnh của gia đình nạn nhân khó khăn.