Đau mắt đỏ nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho những người bị đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu đau mắt đỏ nên ăn gì qua bài viết dưới đây!

dau mat do nen an gi nhung thuc pham tot cho nhung nguoi bi dau mat do cb1 5398731

Đau mắt đỏ tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để chữa trị căn bệnh này, người bệnh không những phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ mà còn đặc biệt lưu ý đến khẩu phần ăn uống của mình.

Đau mắt đỏ nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho người đau mắt đỏ

1. Nhóm rau lá xanh đậm

Một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân đau mắt đỏ chính là rau lá xanh đậm. Các loại rau này rất giàu chất chống oxy hóa carotenoids, đặc biệt lutein và zeaxanthin.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai carotenoids này được tìm thấy trong điểm vàng, đây là một phần của võng mạc, giúp tầm nhìn rõ hơn. Theo đó, lutein giúp hỗ trợ hấp thụ ánh sáng xanh, tác động tích cực đến chu kỳ giấc ngủ và phản xạ của đồng tử.

Người bệnh cần lưu ý rau cải xanh và rau chân vịt có lượng lutein cao nhất, tiếp theo là cải cầu vồng, bông cải xanh…Vì thế, hãy bổ sung những loại rau này vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

dau mat do nen an gi nhung thuc pham tot cho nhung nguoi bi dau mat do 66c 5398731

Các loại rau lá xanh đậm rất tốt cho mắt – Ảnh Internet

2. Đau mắt đỏ nên ăn lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng là một trong những thực phẩm tốt cho những người đau mắt đỏ. Mặc dù lòng đỏ trứng có lượng lutein và zeaxanthin thấp, nhưng chúng có khả năng hấp thụ carotenoids tốt. Do vậy, khi thêm trứng vào món salad có thể giúp tăng khả năng hấp thụ carotenoids từ rau lên gấp 9 lần.

Hơn nữa, lòng đỏ trứng còn chứa các hợp chất khác rất có lợi cho sức khỏe mắt như chất béo và protein lành mạnh.

Tuy nhiên, trước khi chế biến lòng đỏ trứng, người bệnh cần lưu ý rằng nhiệt độ cao sẽ làm p.hân h.ủy lutein và zeaxanthin, làm giảm chất lượng oxy hóa mà mắt có thể hấp thụ. Vì thế, để có thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ trứng một cách tốt nhất, bệnh nhân nên ăn trứng luộc.

3. Nho đen

Đau mắt đỏ nên ăn gì? Một trong những câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này chính là nho đen. Đây là một loại quả mọng, chứa nhiều anthocyanin (một loại flavonoid). Các bác sĩ cho biết chất này giúp cải thiện thị lực, tăng khả năng nhìn rõ các vật ở xa. Thống kê cho thấy trung bình 100 gram quả mọng có thể cung cấp từ 190 đến 270 miligam anthocyanin.

dau mat do nen an gi nhung thuc pham tot cho nhung nguoi bi dau mat do d73 5398731

Nho đen giúp cải thiện thị lực – Ảnh Intetnet.

4. Ớt chuông màu cam

Zeaxanthin đặc biệt tốt cho sức khỏe của mắt. Trong khi đó, ớt chuông màu cam có lượng zeaxanthin cao nhất trong 32 loại trái cây và các loại rau quả khác.

Vì thế, kết hợp ớt chuông màu cam với rau lá xanh đậm trong một bữa ăn có thể cung cấp lượng lớn lutein và zeaxanthin cho mắt, giúp tăng cường khả năng hồi phục của bệnh nhân đau mắt đỏ

5. Cá hồi

Trong các thực phẩm tốt cho mắt nói chung và cho những bệnh nhân đau mắt đỏ nói riêng không thể không nhắc tới cá hồi. Cá hồi là loại thực phẩm rất giàu omega-3, một loại chất béo lành mạnh rất có lợi cho mắt.

Theo các nghiên cứu, loại chất béo omega-3 có trong cá hồi làm giảm đến 60% nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, omega-3 còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, rất hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt đỏ.

dau mat do nen an gi nhung thuc pham tot cho nhung nguoi bi dau mat do ef2 5398731

Cá hồi là thực phẩm rất tốt cho những bệnh nhân đau mắt đỏ – Ảnh Intetnet.

6. Cà rốt

Đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho mắt vì chúng chứa lượng beta-carotene cao. Lượng beta-carotene này sẽ được chuyển đổi thành vitamin A, làm cho võng mạc và các bộ phận khác của mắt khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu chỉ ăn cà rốt không thực sự giúp người bệnh có đôi mắt khỏe mạnh vì vitamin A sẽ không phát huy hết hiệu quả của nó. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên ăn cà rốt kết hợp với một số loại thực phẩm khác để giúp mắt phòng ngừa bệnh tật.

Những con đường lây nhiễm đau mắt đỏ: Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ có lây không?

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, thậm chí có thể bùng phát thành ổ dịch trong một thời gian ngắn. Tìm hiểu các đường lây nhiễm đau mắt đỏ giúp bạn phòng bệnh dễ dàng hơn để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình.

nhung con duong lay nhiem dau mat do nhin vao mat nguoi bi dau mat do co lay khong 4db 5397770

Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc do mắt bị n.hiễm t.rùng gây nên. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường là Virus hoặc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng khi gặp điều kiện thuận lợi.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ là virus Adenovirus hoặc vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó các yếu tố khác như môi trường bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt, thói quen vệ sinh kém, người có sức đề kháng yếu, bệnh nhân COPD,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt đỏ và bùng phát thành dịch.

Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan, việc tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng tránh dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp ích rất nhiều khi tìm hiểu các đường lây nhiễm đau mắt đỏ để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

nhung con duong lay nhiem dau mat do nhin vao mat nguoi bi dau mat do co lay khong 862 5397770

Đau mắt đỏ có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh – Ảnh Internet

1. Các đường lây nhiễm đau mắt đỏ

Thực tế, đau mắt đỏ lây qua nhiều con đường khác nhau. Đau mắt đỏ có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh như nước mắt, dịch nhầy, đồ dùng cá nhân,… của người bệnh. Hô hấp cũng là một trong số các đường lây nhiễm đau mắt đỏ phổ biến, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành dịch.

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp.

Đau mắt đỏ có thể lây lan khi người lành tiếp xúc với rỉ mắt của người bệnh. Do đó những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, địa điểm công cộng khiến bệnh lây lan rộng rãi hơn.

Đau mắt đỏ có thể lây nhiễm từ người sang người qua những con đường sau:

– Do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt, dịch mắt,… hoặc bắt tay với người bệnh.

– Chạm vào những vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khoá,…

– Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, kính mắt, bồn rửa mặt,…

– Sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh.

– Các thói quen xấu như hay sờ mũi, miệng, dịu mắt,…

– Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp khi nói chuyện cùng người bệnh. Đau mắt đỏ có thể lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Do đó bạn cần sử dụng các biện pháp phòng tránh khi tiếp xúc với họ.

Một số lưu ý là trong vòng một tuần sau khi hết bệnh, đau mắt đỏ vẫn có thể lây lan cho người khác. Vì vậy, để phòng tránh bệnh tái phát và lây lan ra cộng đồng, cần giữ gìn vệ sinh thật tốt. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên nhắc bé không được dụi mắt. Nhất là khi sinh hoạt chung cùng nhóm bạn để phòng bệnh hiệu quả.

nhung con duong lay nhiem dau mat do nhin vao mat nguoi bi dau mat do co lay khong 2cc 5397770

Các đường lây nhiễm đau mắt đỏ có thể lây từ trực tiếp đến gián tiếp – Ảnh: Internet

2. Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?

Nhiều người thắc mắc khi nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không? Không ít người nhầm lẫn và cho rằng đau mắt đỏ có thể bị lây qua đường nhìn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ chỉ vì nhìn bệnh nhân. Nhưng nhiều người lại giữ quan điểm này bởi họ nghĩ nên giữ khoảng cách với người bệnh.

Sự thật rằng việc đeo kính không thể loại trừ nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên, đeo kính khi bị đau mắt đỏ có tác dụng giảm thiểu khả năng lây lan, trong trường hợp không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác kể cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Do đó nếu phát hiện một thành viên trong gia đình bạn có dấu hiệu đau mắt đỏ, tốt hơn hết nên tự chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình.

Đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ khỏi sau 5 -10 ngày và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bởi có thể dẫn đến viêm nhiễm, loét giác mạc rất nguy hiểm.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các thói quen xấu như dụi mắt, lười rửa tay,… Mang kính râm khi ra đường, sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *