Hỏi: Tôi hay bị đau ở vùng sau gáy, cử động vùng cổ khó khăn, đau đầu, chóng mặt. Xin hỏi bác sĩ, đó có phải dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ? Đồng Thị Trang (51 t.uổi, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
Đáp: Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở t.uổi trung niên, đặc biệt là người t.uổi cao. Người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, buốt ngay cả khi nghỉ ngơi.
Có trường hợp ban đêm khi ngủ gặp không khí lạnh đột ngột, kết hợp với tư thế nằm không thuận lợi, lúc ngủ dậy thấy vai gáy tê cứng, khó chịu.
Biến chứng thường gặp là rối loạn t.iền đình (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế nằm), khiến người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, người cao t.uổi rất dễ bị ngã. Biến chứng đáng chú ý nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây chèn ép tủy sống có thể dẫn đến liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật (đại – tiểu tiện không tự chủ).
Do vậy, khi thấy đau mỏi vai gáy thì cần được khám bệnh sớm. Nếu ở mức độ nhẹ, người cao t.uổi cần nghỉ ngơi kết hợp vật lý trị liệu an toàn. Bên cạnh đó, cần dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc tăng cường thần kinh hoặc vitamin nhóm B. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa khớp, thần kinh.
Lưu ý, người t.uổi cao không được vặn, lắc, bẻ cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Khi nằm ngủ, nghỉ, cần dùng gối không cao, không thấp quá; nên thay đổi tư thế ngủ và thỉnh thoảng chuyển mình để m.áu dễ lưu thông.
Thói quen xấu khiến dân văn phòng hay mắc thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, đặc trưng bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp. Hệ thống cột sống cổ có 7 đốt sống, quá trình thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở bất kì đốt sống nào từ C1 đến C7.
Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở đốt sống cổ c5, c6 và c7 vì những đốt sống này thường chịu nhiều tác động từ trọng lượng của phần đầu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì gây đau nhức và tê mỏi, nặng thì có thể gây teo cơ, thậm chí là tê liệt suốt đời.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, nó không chỉ xuất hiện ở người già mà còn cả ở những người trẻ t.uổi. Đặc biệt, thoái đốt sống cổ thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít vận động, thường xuyên cúi đầu hoặc cử động nhiều phần đầu và cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ giới là ngang nhau.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Lão hóa tự nhiên
Nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo quy luật sinh lão bệnh tử, khi bạn càng già đi thì quá trình lão hóa xương khớp cũng sẽ diễn ra mạnh hơn. Nguyên nhân này sẽ có tỉ lệ tăng dần theo độ t.uổi và thường diễn ra mạnh ở những người trên 50 t.uổi.
Tư thế hoạt động và làm việc
Những tư thế hoạt động và làm việc không đúng tư thế gây thoái hóa đốt sống cổ như cúi đầu, gập hoặc xoay cổ nhiều, thường xuyên mang vác nặng trên vai và cổ. Nguyên nhân này thường tập chung ở những người làm việc chân tay, dân văn phòng.
Di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Những dị tật đốt sống cổ từ bé do quá trình di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà sẽ khiến bạn có tỷ lệ bị thoái hóa cao.
Chấn thương, tai nạn
Những chấn thương cột sống cổ, va chạm mạnh cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Vì khi vùng cổ bị chấn thương sẽ khiến cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm cột sống cổ bị phá vỡ.
Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng
Được Komadenko và CS, 1991 nghiên cứu và phát triển.
Nằm ngủ sai tư thế
Những thói quen gối đầu quá cao hoặc quá thấp, có thói quen ít chuyển tư thế khi ngủ.
Do thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie hoặc lạm dụng bia rượu, t.huốc l.á cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn.
Nhóm người có nguy cơ bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra phổ biến ở những nhóm người sau đây:
Người làm việc ở cường độ lao động cao, thường xuyên cúi đầu và thâm niên lao động (t.uổi nghề)
Những người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn nhà, diễn viên xiếc…
Nhân viên văn phòng hoặc người ngồi máy tính nhiều, ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi
Người cao t.uổi (40 – 50 t.uổi)
Những người có người thân từng mắc bệnh thoái hóa cột sống.
Triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ ban đầu sẽ có một số dấu hiệu như đau tăng lên khi vận động, quay cổ nhiều, giảm lúc nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày thì có thể đau sẽ lan lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), nhức đầu, làm hạn chế vận động.
Sau nhiều lần như vậy, những dấu hiệu đau này sẽ trở thành triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn và bị giảm phạm vi hoạt động của vùng cổ như xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu…
Đau mãn tính: Những cơn đau cấp tính sẽ giảm dần và chuyển thành những cơn đau kéo dài, thường xuyên hơn.
Tổn thương ngoài cổ: Bên cạnh triệu chứng đau vùng cổ, người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…
Triệu chứng Lhermitte: Đây là một triệu chứng đa xơ cứng, người bị sẽ có cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân.
Cứng cổ buổi sáng: Khi có không khí lạnh kèm theo tư thế ngủ không đúng vào ban đêm có thể gây cứng cổ và buổi sáng. Triệu chứng này là rất phổ biến, người bệnh sẽ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.