Dịch bệnh của trẻ nhỏ “tấn công” người lớn

Những loại dịch bệnh tưởng chừng chỉ xảy ra đối với trẻ nhỏ nhưng hiện đã “lấn sân” sang người lớn, do chủ quan nên không ít trường hợp mức độ nhiễm bệnh nặng hơn, điều trị khó hơn

Ca người lớn mắc bệnh tay chân miệng (TCM) vừa được Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM ghi nhận là một phụ nữ 32 t.uổi ở quận Bình Tân, TP HCM. Chị P.T.D đi khám vì nghĩ mình bị bệnh chàm. Kết quả xét nghiệm xác nhận chị D. bị bệnh TCM.

Dễ nhầm với bệnh da liễu

TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da BV Đại học Y Dược TP, cho biết bệnh TCM thường xảy ra ở t.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ dưới 5 t.uổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc TCM nếu như hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại virus gây bệnh này.

Theo TS-BS Lê Thái Vân Thanh, các triệu chứng bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, khoeo tay, nếp gấp của da ở người lớn dễ bị nhầm với bệnh chàm và bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh nhân P.T.D vừa được BV Đại học Y Dược xác định bị bệnh TCM khi đến khám với nghi ngờ bị bệnh chàm. Qua điều tra bệnh sử, các bác sĩ biết được chị D. đang chăm con 9 tháng t.uổi mắc bệnh TCM tại một BV nhi trên địa bàn TP, nên nhiều khả năng chị D. đã bị lây TCM từ con của mình.

“Điều đáng lo ngại, với người lớn, nhất là nữ cũng là người nội trợ chính, chăm sóc nấu ăn cho mọi thành viên gia đình, nên nếu bị TCM sẽ là một nguồn lây truyền rất nguy hiểm. Như đã nói, do các dấu hiệu TCM ở người lớn rất giống bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da côn trùng, chàm… Vì vậy, đang trong mùa dịch TCM, người lớn càng phải lưu tâm vấn đề này” – TS-BS Vân Thanh khuyến cáo.

dich benh cua tre nho tan cong nguoi lon 161 5401631

Hoạt động giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại một khu dân cư ở TP HCM (Ảnh: HCDC)

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), TCM vốn được coi là bệnh của t.rẻ e.m, tuy nhiên phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ có thể mắc bệnh này (vì sức đề kháng yếu). Bệnh TCM ở người lớn được cho là rất hiếm gặp, song không phải không có.

ThS-BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết theo chu kỳ hằng năm, đỉnh TCM xuất hiện vào khoảng từ tuần 39-44 của năm, có thể xuất hiện thêm số ca bệnh nặng và sau đó giảm dần.

Dự báo số ca bệnh TCM có thể tiếp tục tăng theo mùa và xuất hiện thêm số ca bệnh nặng cũng như hình thành các ổ dịch ở trường mầm non, nhóm trẻ và cộng đồng. Chỉ trong 9 tháng của năm 2020, TP HCM ghi nhận 6.358 ca bệnh TCM.

Chủ quan sẽ mang họa

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, TCM là bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một người nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần.

Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua hành động hắt hơi, ho, tiếp xúc với dịch tiết của nốt phồng rộp và phân người nhiễm bệnh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh TCM nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Vì vậy, dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Triệu chứng bệnh TCM ở người lớn cũng giống như ở t.rẻ e.m, gồm: ho, sốt, xổ mũi, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, đau nhức cơ, ăn uống không ngon… Các nốt phồng xuất hiện ở lưỡi, nướu, bên trong má và thường gây đau. Lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là mông xuất hiện những ban đỏ nhưng không gây ngứa. Phụ nữ mắc bệnh TCM khi mang thai có thể tăng nguy cơ sẩy thai, thai c.hết lưu, n.hiễm t.rùng.

Giới chuyên gia cho biết bệnh TCM có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Bệnh chưa có vắc-xin hoặc thuốc điều trị cụ thể. Tuy nhiên, có thể chủ động làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh TCM như uống thuốc giảm đau, hạ sốt cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Dù hiếm khi xảy ra ở người lớn nhưng bệnh TCM có thể gây nên những biến chứng sức khỏe nhất định cho hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy sống. Ngoài ra, lâu nay không ít người nghĩ rằng bệnh sốt xuất huyết (SXH) chỉ có ở trẻ nhỏ, người lớn gần như miễn nhiễm, ít bị mắc bệnh. Các chuyên gia y tế cảnh báo chính vì chủ quan này mà nhiều người lớn đã c.hết oan do trở tay không kịp. Nhiều người lớn mắc SXH mà không biết, cứ nghĩ bị cảm cúm, sốt thông thường nên tự uống thuốc, làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Ở nữ giới, khi mắc SXH làm xuất huyết â.m đ.ạo không trùng với chu kỳ k.inh n.guyệt và điều đó khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa.

BS chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, khuyến cáo người lớn không nên chủ quan, cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống TCM, SXH tại chính ngôi nhà của mình. Khi phát hiện những triệu chứng bất thường phải đi khám ngay để điều trị kịp thời, hạn chế t.ử v.ong.

Hi hữu: Mẹ lây bệnh tay chân miệng từ con

Một phụ nữ 32 t.uổi có các tổn thương trên da, xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên tưởng mình bị bệnh chàm. Đi khám thì phát hiện mắc tay chân miệng.

hi huu me lay benh tay chan mieng tu con ebc 5361780

Các tổn thương do tay chân miệng ở chị D. xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên rất dễ nhầm với bệnh chàm. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Ngày 9/11, TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa mới ghi nhận một trường hợp mắc tay chân miệng cực kỳ hi hữu ở người lớn.

Nghi ngờ mình bị bệnh chàm, chị P.T.D. (32 t.uổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM) đi khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM với các biểu hiện thương tổn trên da nên được nhân viên y tế nghi ngờ khả năng chị D. bị viêm da tiếp xúc nên chuyển khám tại khoa da liễu.

Theo TS.BS Lê Thái Vân Thanh, bệnh nhân bị các bóng nước không chỉ ở lòng bàn tay, bàn chân mà còn ở cả vị trí khoeo tay, chân, nếp gấp của da nên rất dễ bị nhầm với bệnh chàm và bệnh viêm da tiếp xúc.

Trước đó, chị D. đang chăm con 9 tháng t.uổi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nên bác sĩ đã nghĩ tới khả năng chị bị lây tay chân miệng.

“Kết quả xét nghiệm cho thấy, đây đúng là trường hợp nhiễm tay chân miệng hi hữu ở người lớn”, TS.BS Lê Thái Vân Thanh cho hay.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, từ xưa tới nay ông chưa thấy bệnh nhi tay chân miệng nào lây nhiễm cho phụ huynh cả. Tay chân miệng vốn được coi là bệnh của t.rẻ e.m. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc tay chân miệng vì đề kháng yếu nhưng ở người bình thường tới nay là rất hiếm.

“Điều đáng lo ngại, người lớn bị tay chân miệng là một nguồn lây truyền rất nguy hiểm do chủ quan bệnh nhẹ và thường là nội trợ chính, chăm sóc nấu ăn cho mọi thành viên gia đình, đặc biệt là t.rẻ e.m; thậm chí đây là nguồn lây truyền xuyên vùng (trans-regional spread) trên thế giới.

Hơn nữa, các dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da côn trùng, chàm…”, TS.BS Lê Thái Vân Thanh khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *