Lupus ban đỏ và vảy nến khác nhau như thế nào?

Lupus ban đỏ và vảy nến đều có triệu chứng nổi những mảng đỏ trên da nên khiến nhiều người nhầm lẫn.

Bệnh vảy nến và lupus ban đỏ đều là tình trạng tự miễn dịch có thể ảnh hưởng làn da. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này vì chúng có những triệu chứng giống nhau như nổi mảng đỏ trên da, sưng hoặc cứng khớp… Mặc dù vậy, hai bệnh này có những rối loạn riêng biệt.

Triệu chứng

Theo Medical News Today, lupus ban đỏ ảnh hưởng mọi người theo cách khác nhau. Cảm nhận của bạn có thể không giống người thân của bạn cũng mắc bệnh. Nhưng hầu hết đều có tình trạng bệnh tồi tệ hơn ở một số thời điểm nhất định. Các triệu chứng lupus xuất hiện từ từ hay đột ngột, cũng có thể vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Một số dấu hiệu phổ biến của lupus bạn có thể nhận thấy bao gồm phát ban có hình dạng con bướm ở khu vực mũi và má; mệt mỏi; đau, cứng hoặc sưng khớp; sốt; nhức đầu hoặc đau ngực.

Người bệnh lupus ban đỏ cũng nhạy cảm ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng gây tổn thương da; các ngón tay, chân có màu trắng hoặc xanh khi bị lạnh hoặc căng thẳng. Loét trong miệng hoặc mũi, rụng tóc, sưng bàn tay, chân cũng là dấu hiệu cảnh báo lupus ban đỏ.

lupus ban do va vay nen khac nhau nhu the nao c03 5396101

Dấu hiệu phổ biến của bệnh lupus ban đỏ là phát ban hình con bướm ở mũi và má. Ảnh: Headtopics.

Giống bệnh lupus, các triệu chứng vảy nến cũng xảy ra thất thường và dễ tái phát hàng năm. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau, sưng và nóng ở các khớp. Nếu bị vảy nến, bạn có thể gặp các vấn đề như sưng nghiêm trọng ở ngón tay, chân; đau gót chân; đau lưng; mảng vảy trên da bong tróc; móng rỗ hoặc đổi màu.

Phát ban là triệu chứng phổ biến xảy ra ở cả hai bệnh này. Tuy nhiên, phát ban do vảy nến thường ngứa, nhưng bệnh lupus không gây ngứa.

Vảy nến có thể gây khó chịu nhưng không phải là bệnh đe dọa đến mạng sống. Bệnh lupus có thể gây biến chứng nghiêm trọng hơn. Các kháng thể tự tạo ra khi bạn bị lupus cũng có thể tấn công cơ quan khỏe mạnh. Một số trường hợp có thể phải nhập viện, thậm chí đe dọa mạng sống.

Nguyên nhân gây bệnh

Thông thường, khi bạn bị bệnh, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể. Đây là các protein mạnh giúp bạn hồi phục sức khỏe. Những kháng thể này nhắm mục tiêu tới vi trùng, vi khuẩn, virus để loại bỏ chúng. Nếu hệ miễn dịch bị rối loạn khi mắc vảy nến hoặc lupus, cơ thể sẽ tạo ra các chất tự kháng thể và tấn công nhầm mô lành mạnh.

Bệnh lupus xảy ra khi hệ miễn dịch – cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng – tấn công các bộ phận và mô của chính bạn. Bệnh gây viêm và có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan khác nhau bao gồm tim, da, não và các tế bào m.áu.

Các chuyên gia sức khỏe chưa xác định rõ nguyên nhân chính xác của bệnh lupus. Họ cho rằng nó có thể liên quan các gene khiến bạn có nguy cơ mắc lupus và những thứ bạn tiếp xúc gây ra bệnh. Một số kích hoạt đó là ánh nắng mặt trời, n.hiễm t.rùng, thuốc huyết áp hoặc chống co giật.

lupus ban do va vay nen khac nhau nhu the nao 0dc 5396101

Vảy nến có thể gây khó chịu nhưng không phải là bệnh đe dọa đến mạng sống. Ảnh: Dermatologytimes.

Trong khi đó, giống lupus, vảy nến xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Điều này khiến các khớp bị viêm và hệ thống da tạo ra quá nhiều tế bào.

Không rõ nguyên nhân nào khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể, gây bệnh vảy nến. Các nhà khoa học cho rằng gene và các yếu tố kích hoạt đóng vai trò nào đó dẫn đến bệnh.

Cả bệnh vảy nến và lupus đều là tình trạng tự miễn dịch. Tuy nhiên, trong khi bệnh lupus khiến hệ miễn dịch tấn công nhiều bộ phận của cơ thể, vảy nến thường giới hạn ở da, móng tay và móng chân. Những người bị viêm khớp vảy nến cũng có thể có các triệu chứng ở khớp.

Ai có thể bị ảnh hưởng?

Theo Mayo Clinic, bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng bất kỳ ai ở mọi lứa t.uổi. Thông thường, mọi người thường phát triển tình trạng này từ 15 đến 35 t.uổi. Nếu cha hoặc mẹ bạn bị bệnh vảy nến, bạn có nguy cơ cao mắc tình trạng này.

Những người thường xuyên hút t.huốc l.á không chỉ dễ mắc vảy nến, mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Căng thẳng có thể ảnh hưởng hệ miễn dịch, vì vậy, nó cũng là nguyên nhân phát triển bệnh vảy nến.

Trong khi đó, hầu hết người bệnh lupus ban đỏ được chẩn đoán ở 15-44 t.uổi. Bệnh ảnh hưởng phụ nữ nhiều hơn nam giới. Phụ nữ da màu có nguy cơ mắc lupus cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ da trắng.

Vì sao thuốc huyết áp lại gây khô mắt?

Tôi bị tăng huyết áp và đã được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị, trong đó có thuốc propranolol. Tôi đã dùng được một thời gian, hiện huyết áp khá ổn định. Tuy nhiên, dạo này tôi thấy mắt mỏi và có cảm giác khô. Xin hỏi nguyên nhân vì sao? Tôi có nên ngừng dùng thuốc không?

Đinh Thị Hòa (Bắc Ninh)

vi sao thuoc huyet ap lai gay kho mat 253 5376068

Ảnh minh họa

Bác Hòa thân mến! Theo như thư bác viết thì rất có thể bác đã bị tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp.

Propranolol là một thuốc chẹn beta – adrenergic không chọn lọc. Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng trong đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim, nhồi m.áu cơ tim, đau nửa đầu, ngăn chặn xuất huyết tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản…

Thuốc propranolol làm phong bế tác dụng của adrenalin, làm chậm nhịp tim, làm giảm áp lực của m.áu lên thành mạch, từ đó làm giảm huyết áp.

Cũng như các thuốc khác, propranolol cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ của thuốc này là làm giảm sản xuất một loại protein có trong nước mắt. Điều này dẫn tới nước mắt được tạo ra ít hơn và mắt trở nên khô hơn. Các thuốc chẹn beta còn làm giảm nhãn áp, làm giảm lượng nước trong nước mắt, là nguyên nhân gây khô mắt.

Bác không nên quá lo lắng vì tình trạng này mà ngừng thuốc. Bởi việc ngừng đột ngột thuốc trị tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu ngừng thuốc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, để thuốc phát huy lợi ích tốt nhất, bác nên sử dụng propranolol thường xuyên, đồng thời nên uống thuốc vào cùng thời gian mỗi ngày.

Với trường hợp của bác, nếu mắt khô gây khó chịu nhiều, bác nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến khám lại tại phòng khám chuyên khoa để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể với tình trạng của mình. Trong trường hợp bị khô mắt nặng, cần thay thế thuốc khác thích hợp hơn.

Chúc bác mau khỏe!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *