Thời tiết thay đổi khiến các bệnh đường hô hấp tăng mạnh, trong đó, đối tượng t.rẻ e.m dễ bị mắc bệnh nhất.
Các bệnh nhi bị bệnh đường hô hấp đang được phun khí dung tại Khoa Hô hấp 2 Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: An Yên
* 20 ca nhập viện mỗi ngày
Khoa Hô hấp 2 Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang điều trị cho 83 bệnh nhân, có những ngày lên đến 124 bệnh nhân. Mỗi ngày, khoa tiếp nhận 20 ca bệnh mới điều trị nội trú. Do không đủ giường bệnh trong các phòng, khoa phải kê thêm 17 giường ra ngoài hành lang để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Cũng có khi bệnh nhân phải nằm ghép chờ vài tiếng sau có bệnh nhân khác xuất viện.
Chị Phan Hoài Thu (ngụ ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom) cho biết, con chị mới hơn 5 tháng t.uổi, nhập viện điều trị đã được gần 1 tuần. Ở nhà, bé có dấu hiệu khó thở, ho, khò khè. Vào viện khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi nặng, phải nhập viện điều trị. Tại khoa, ngoài việc được chích thuốc hằng ngày, bé còn được phun khí dung, theo dõi hen nhũ nhi.
Chị Đinh Thị Bích Hòa, Điều dưỡng trưởng Khoa Hô hấp 2 cho biết, hầu hết các bệnh nhi đang điều trị tại khoa bị viêm phổi, viêm phổi nặng. Có những trẻ mới hơn 1 tháng t.uổi đã bị bệnh. Khoa hiện có 7 bác sĩ và 16 điều dưỡng. Thời điểm bệnh nhân nhập viện đông, các bác sĩ, điều dưỡng phải làm việc vất vả hơn. Lãnh đạo bệnh viện cũng điều động thêm điều dưỡng ở các khoa khác đến hỗ trợ Khoa Hô hấp 2 trong những ngày bệnh đông để đáp ứng yêu cầu công việc.
Không riêng gì t.rẻ e.m, thời điểm này cũng có nhiều người lớn mắc các bệnh liên quan đến lao, phổi. Tuy nhiên, hiện nay do Bệnh viện Phổi Đồng Nai đang là bệnh viện điều trị Covid-19 nên những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến lao, phổi đều được chuyển về các bệnh viện khác để điều trị. Cụ thể, những bệnh nhân ở các huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, TP. Biên Hòa sẽ được chuyển đến điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Những bệnh nhân bị lao, phổi ở những địa phương còn lại trong tỉnh sẽ được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.
Một bệnh nhân bị bệnh nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: An Yên
BS CKI Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho hay, do bệnh viện không có chuyên khoa về lao nên gặp khá nhiều khó khăn trong công tác khám bệnh và điều trị. Để đảm bảo yêu cầu khám, chữa bệnh, Bệnh viện Phổi Đồng Nai đã cử bác sĩ đến phòng khám lao của 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh để hỗ trợ khám, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lao.
* Chú ý bệnh viêm não
Trong số những trường hợp bệnh nặng đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai có khá nhiều trường hợp bị viêm não.
Cụ thể, một b.é t.rai 4 t.uổi nhập viện trong tình trạng sốt, ói, co giật liên tục. Sau khi chọc dò dịch não tủy để xét nghiệm, các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị bệnh viêm não. Sau vài ngày điều trị, tình trạng bé có cải thiện, bớt co giật nhưng vẫn còn sốt cao. Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực chống phù não cho bé, kết hợp với dùng thuốc kháng virus điều trị viêm não và kháng sinh chống n.hiễm t.rùng.
BS Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, viêm não là bệnh nguy hiểm, lây nhiễm qua đường muỗi đốt, đường hô hấp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa t.uổi, rải rác quanh năm nhưng cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 8.
Khi trẻ mắc viêm não nặng, di chứng bệnh để lại khó có thể phục hồi. Triệu chứng đặc thù của bệnh là sốt, ói, tiêu chảy nhiều, ngủ gà và co giật. Do đó, phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận, tránh để muỗi đốt và khi thấy con có những dấu hiệu như trên cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách, cần nhớ nhất là nguyên tắc số 3!
Sự thay đổi thời tiết thất thường kết hợp với độ ẩm thấp khiến nhiều người phải nhập viện do mắc các bệnh đường hô hấp hay dị ứng.
Làm cách nào để chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách? Nguyên tác nào cần chú ý nhất?
Chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh là việc làm cần thiết giúp bạn tránh xa khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, dị ứng hay da liễu.
1. Tại sao mùa hanh khô lại dễ mắc bệnh?
Các nhà khoa học đã giải thích, mùa hanh khô có kiểu thời tiết đặc trưng là nắng hanh, độ ẩm thấp cùng với sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa sáng – trưa – tối. Đây là kiểu thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Thêm vào đó, với những người có sức đề kháng yếu, vi sinh vật có thể nằm trong hệ hô hấp, xoang mũi của bạn chờ tới khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ ngay lập tức tấn công và gây bệnh. Nhóm đối tượng cần lưu ý tới việc chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh là người cao t.uổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có t.iền sử suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh nền liên quan tới hô hấp và dị ứng.
2. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách
2.1. Uống đủ nước hàng ngày
Khi trời hanh khô, nắng nóng nhiều người có thói quen uống nước lạnh mà không biết rằng uống nước lạnh không phải là một thói quen tốt cho cơ thể.
Chẳng hạn như với những người đang bị viêm họng do vi khuẩn hay virus thì việc uống nước đá sẽ khiến các tuyến tiết dịch bị suy giảm chức năng từ đó gây ra tình trạng khô rát cổ họng, dịch nhầy không được tiêu và gây vướng dẫn tới cần khạc nhổ nhiều, khiến tình trạng viêm họng bị nặng thêm.
Hạn chế uống nước lạnh, nên uống nước ấm và uống đủ nước hàng ngày (Ảnh: Internet)
Do vậy mà vào mùa khô hanh, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên uống nước lạnh mà nên uống nước ấm để bảo vệ hệ miễn dịch và men răng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cơ thể phải hao phí một lượng năng lượng nhất định giúp hóa giải nước lạnh sẽ khiến sức đề kháng suy yếu hơn.
2.2. Nên tắm sớm và tắm bằng nước ấm
Nguyên tắc này không chỉ nên lưu ý để chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh mà nên chú ý trong cả mùa lạnh.
Việc tắm muộn và tắm bằng nước lạnh làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ – nguy hiểm tới tính mạng. Các bác sĩ cho biết, việc khí lạnh xâm nhập đột ngột vào cơ thể thông qua lỗ chân lông sẽ khiến mạch m.áu co lại đột ngột. Chính điều này là nguyên nhân gây ra nhiều cơn đột quỵ. Ngoài ra thì tắm đêm muộn còn gây ra nhiều tác hại khác. Bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Nên tắm sớm và tắm bằng nước ấm để tránh cảm lạnh và đột quỵ (Ảnh: Internet)
Do đó để chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách thì bạn cần tắm sớm và tắm bằng nước ấm. Phòng tắm nên kín gió, không nên có khe hở khiến gió lùa vào. Khi tắm xong nên lau thật khô người và mặc quần áo vào ngay.
2.3. Bỏ thói quen “đắp chăn bật quạt”
Thói quen “đắp chăn bật quạt” được nhiều người cho rằng sẽ giúp họ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên vào ban đêm mùa thu, nhiệt độ và độ ẩm không khí xuống thấp khiến thời tiết lạnh hơn ban ngày. Nếu bật quạt thẳng vào người có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bị lạnh bụng hay đau nhức đầu.
Tốt nhất, bạn chỉ nên bật một lúc rồi hẹn giờ để tắt đi trước khi đi ngủ để đảm bảo cho sức khỏe.
2.4. Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
Có một sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại sự xâm nhập và gây bệnh vào mùa khô hanh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, với thời tiết hanh khô như hiện tại thì vitamin C và thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu omega-3 sẽ giúp củng cố hàng rào kháng khuẩn của cơ thể.
Bổ sung các loại trái cây và rau củ giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)
Đồng thời nên hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích như caffein vì chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2.5. Đừng quên sử dụng kem dưỡng da
Mùa hanh khô có thể khiến làn da bị mất nước. Ngoài việc bù nước thông qua nước uống và các thực phẩm giàu vitamin B và vitamin E thì chăm sóc da bằng các loại kem dưỡng cũng đem lại các những hiệu quả nhất định.
Những loại kem dưỡng lành tính có thành phần thiên nhiên, không cồn như dầu dừa, lô hội hay dầu ô-liu sẽ giúp bạn có làn da căng bóng và mọng nước hơn.
Sử dụng kem dưỡng da giúp tránh khô da và bù ẩm hiệu quả (Ảnh: Internet)
Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho mùa hanh khô cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Không lựa chọn những sản phẩm có chúa cồn, glycolic vì khi kết hợp với gió khô hanh sẽ khiến da bị nứt nẻ hơn
– Ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên, an toàn cho da
– Cần tẩy trang sạch sẽ trước khi chăm sóc, dưỡng ẩm cho da, tránh gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
2.6. Bù ẩm không khí, giữ không khí trong nhà sạch sẽ
Do tính chất khô hanh và mũi của bạn cũng dễ bị ngạt hơn. Vì thế mà bạn nên bù ẩm cho phòng ngủ hay phòng làm việc, nhất là đối với những người có niêm mạc mũi dễ bị kích ứng.
Bạn có thể sử dụng các thiết bị tạo ẩm chuyên dụng hoặc đặt một chậu nước trong phòng để thay thế. Việc bù ẩm cho không khí là bắt buộc đối với những gia đình có thói quen sử dụng điều hòa 2 chiều hoặc máy sưởi.
Ngoài ra, cần chú ý tới việc vệ sinh sạch sẽ không gian nhà ở để tránh ô nhiễm không khí trong nhà, có thể gây ra các bệnh hô hấp hay dị ứng.