Học sinh này dùng điện thoại di động nhiều trong một thời gian dài để học online, thế rồi một buổi sáng dậy thì bỗng nhiên mắt mờ dần và bị mù. Hiện nguyên nhân được cho là do bức xạ từ điện thoại di động.
Việc dùng điện thoại thông minh hằng ngày đã trở thành việc bình thường đối với rất nhiều người. Kể cả học sinh còn ít t.uổi cũng phải dùng điện thoại để học bài, tìm kiếm thông tin…
Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 tạo nên sự “bình thường mới”, thì rất nhiều học sinh lại học online là chủ yếu, thay vì đến lớp.
Và một sự việc rất tệ đã xảy ra: Indrianti Amran, một học sinh 10 t.uổi ở Gowa (Indonesia), mới đây đã bị mù, mà nguyên nhân được cho là do bức xạ từ điện thoại di động mà em ấy phải dùng để học qua mạng.
Việc học online đã trở thành bình thường từ đầu năm nay đến giờ. Ảnh: Erasmus.
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 14/11, khi Indrianti đang chơi với bạn bè ở ngoài trời thì chợt thấy rất đau đầu. Mấy người bạn liền bảo cô bé về nhà nghỉ ngơi, và cô bé làm theo.
Sáng hôm sau, khi ngủ dậy, Indrianti bắt đầu mất dần thị lực ở mắt trái, rồi dần đến mắt phải. Bác sĩ nói rằng tình trạng của mắt trái của Indrianti là “rất nghiêm trọng”.
Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng mà Indrianti gặp phải. Mọi người chỉ cho rằng đó là do cô bé dùng điện thoại nhiều để học mà thôi.
Cô bé Indrianti bỗng nhiên bị mù. Ảnh: Fajar.
Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng nào, nhưng theo trang Cnet , thì ánh sáng xanh của điện thoại di động và laptop có thể làm giảm thị lực, đẩy nhanh sự thoái hóa điểm vàng, dẫn đến mù hoặc các bệnh khác về mắt.
Việc dùng điện thoại di động và laptop liên tục sẽ khiến mắt bạn mệt mỏi, thị lực giảm. Các cách để tránh những vấn đề nghiêm trọng này là:
– Dùng máy khoảng 20 phút lại nên nghỉ ít nhất 1-2 phút bằng cách nhìn hướng ra xa, hoặc nhắm mắt lại.
– Đặt laptop ở vị trí phù hợp, ngang hoặc dưới tầm mắt nhìn thẳng một chút, xa mắt vừa phải.
– Chớp mắt nhiều hoặc dùng các dung dịch nhỏ mắt phù hợp để giữ độ ẩm cho mắt.
Bạn nên dùng điện thoại, máy tính ở mức độ phù hợp để bảo vệ đôi mắt nhé.
Chưa có xác nhận chính thức nào về lý do khiến cô bé Indrianti bị mù, nên việc “đổ tội” cho điện thoại có thể là không hợp lý. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ chăm sóc đôi mắt của mình nhé.
Thoái hóa điểm vàng: phòng tránh hơn điều trị
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thị lực giảm sút là do thoái hóa điểm vàng. Bệnh lý này không gây đau đớn nhưng khó phục hồi, thậm chí gây mù lòa, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ CKII Trần Văn Kết kiểm tra tình trạng mắt bệnh nhân sau điều trị.
Điểm vàng (hay còn gọi là hoàng điểm) của mắt là bộ phận nằm sâu ở vùng trung tâm võng mạc, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thu nhận màu sắc và đường nét hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng làm mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác, khiến hình ảnh mắt nhìn thấy trở nên mờ nhạt, méo mó và biến dạng.
Theo thống kê của các tổ chức y tế, khoảng 50% các trường hợp khiếm thị trên thế giới có nguyên nhân do thoái hóa điểm vàng. Ở mức độ nhẹ, bệnh không gây mù hoàn toàn, tầm nhìn xung quanh vẫn bình thường nhưng người bệnh gặp khó khăn trong khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc và sự tương phản của hình ảnh.
Ông H.B.V (80 t.uổi, ở quận Ninh Kiều), phát hiện mắt bị mờ cách đây một năm, mặc dù có đeo kính nhưng vẫn khó khăn khi đọc chữ. Ông đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bị thoái hóa hoàng điểm do cao huyết áp và tắc nhánh mạch võng mạc.
Theo đó, bác sĩ điều trị nội khoa bệnh đáy mắt cho ông trước để phục hồi võng mạc vùng trung tâm. Sau 2 tuần tái khám, tình trạng của bệnh nhân cải thiện. Khi đáy mắt ổn định, bác sĩ tiến hành phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. Sau phác đồ điều trị, thị giác ông V cải thiện đáng kể, có thể đọc sách, báo mỗi ngày.
Bác sĩ CKII Trần Văn Kết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, thoái hóa điểm vàng do lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người từ 60 t.uổi trở lên. Bệnh diễn tiến chậm theo thời gian. Thậm chí vài trường hợp bệnh xảy ra chậm đến nỗi người bệnh không nhận thấy sự thay đổi thị lực. Những trường hợp diễn ra nhanh hơn, dẫn đến thay đổi lớn về thị lực, như mất thị lực ở cả hai mắt.
Có hai loại thoái hóa điểm vàng là thoái hóa điểm vàng thể khô và thoái hóa điểm vàng thể ướt. Thể khô là dạng phổ biến nhất, chiếm 85%-90% các trường hợp thoái hóa điểm vàng. Thoái hóa điểm vàng thể khô do những tế bào nhạy sáng ở hoàng điểm dần bị phá vỡ, khiến thị lực trung tâm của mắt mờ dần. Bệnh thường xuất hiện và diễn biến âm thầm trong 5-10 năm trước khi có tình trạng suy giảm thị lực.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt tuy chỉ chiếm 10-15% tổng số trường hợp, nhưng thường nặng, thị giác giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Thoái hóa điểm vàng thể ướt do các mạch m.áu bất thường nằm sau võng mạc. Những mạch m.áu này rất mong manh và thường bị rò rỉ m.áu và chất dịch. M.áu và dịch sẽ tổn thương hoàng điểm bằng cách phá vỡ và đẩy lên khỏi vị trí bình thường ở đáy mắt. Một triệu chứng sớm của thoái hóa điểm vàng thể ướt là khi nhìn đường thẳng, chẳng hạn như cạnh cửa hay rèm cửa sổ, mắt sẽ thấy những đường lượn sóng.
Do diễn biến âm thầm nên thoái hóa điểm vàng ít có dấu hiệu rõ rệt. Biểu hiện sớm nhất của thoái hóa điểm vàng thể khô là mờ mắt, thường xuất hiện chỉ một bên mắt, gặp khó khăn khi đọc sách hay lái xe. Còn thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể nhận biết khi người bệnh nhìn đường thẳng thành đường cong.
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh là người cao t.uổi, từ 60 trở lên. Bên cạnh đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới và tỷ lệ gia tăng ở độ t.uổi sau mãn kinh. Bệnh cũng có yếu tố t.iền sử gia đình. Người hút t.huốc l.á, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dễ có nguy cơ mắc bệnh.
Thoái hóa điểm vàng hiện đang trẻ hóa, do tác hại của việc mắt thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện thoại di động, máy tính, tivi… Thị giác khi đã giảm khó phục hồi, việc điều trị chỉ làm chậm diễn tiến bệnh. Do đó, thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn giàu dinh dưỡng với nhiều trái cây và rau củ giúp phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo, đối với bệnh lý này, cần phòng ngừa thay vì chữa trị. Mọi người cần có phương pháp chăm sóc mắt hợp lý, khám mắt định kỳ ở cơ sở y tế chuyên khoa, để được tư vấn và phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh.