Chọn lựa thực phẩm sạch, kiêng bia rượu, bỏ t.huốc l.á, nghỉ ngơi hợp lý, chăm tập luyện thể thao… là những phương pháp cần thực hiện thường xuyên để giúp gan thải độc.
Tỏi có chứa nhiều hoạt chất tốt cho lá gan của chúng ta. Trước hết phải kể đến selenium, chất đã được chứng minh về khả năng thải độc và tăng cường hiệu quả của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.
Tỏi còn có chứa arginine, một loại amino acid giúp điều hòa lưu lượng m.áu c.hảy qua gan.
Không thể không kể đến vitamin B6 trong tỏi có khả năng hoạt động như một chất kháng viêm. Bên cạnh đó, vitamin C mà loại củ gia vị này sở hữu cũng bảo vệ tế bào gan khỏi tác động của các gốc tự do.
Nghiên cứu đã chứng minh, các loại rau ăn lá có màu xanh giúp bảo vệ lá gan, trung hòa các kim loại nặng, độc tố từ thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày và môi trường.
Rau chân vịt có khả năng tăng cường tiết dịch mật của gan. Trong khi đó súp lơ xanh và nhiều loại rau họ cải khác hỗ trợ gan trong việc sản xuất enzyme p.hân h.ủy chất độc.
Bơ là một siêu thực phẩm rất tốt cho gan và nhiều cơ quan khác. Bơ có chứa glutathione cùng với vitamin C và E , hoạt động như chất chống oxy hóa để trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại.
Vitamin E và K có trong loại quả này là các yếu tố chống viêm bảo vệ gan khỏi các tác động có hại. Chất béo lành mạnh trong quả bơ cũng có thể điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
Chanh giúp giải độc gan chủ yếu nhờ chất chống oxy hóa D-Limonene có trong nó, giúp kích hoạt các enzyme trong gan hỗ trợ giải độc. Chanh cũng tăng cường khả năng hấp thụ khoáng chất của gan.
Trong nước cốt chanh có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là khả năng thanh lọc và đào thải độc tố. Tuy nhiên, chỉ trong vỏ chanh mới chứa nhiều chất D-Limonene.
Chúng ta có thể cho cả trái chanh đã rửa sạch vào trong ngăn đá tủ lạnh cho đến khi đông lạnh lại thì bào nhỏ ra để chế biến thành nước uống thường xuyên. Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống nước ép cam, chanh, đặc biệt nước chanh ấm vào mỗi sáng sẽ giúp cải thiện sức khỏe đáng kể.
Trà xanh có các chất chống oxy hóa thực vật được gọi là catechins, một hợp chất được biết đến để hỗ trợ chức năng gan.
Một nghiên cứu năm 2015 trên tờ World Journal of Gastroenterology nhận xét rằng, trà xanh có thể giúp giảm lượng mỡ nói chung, chống lại stress oxy hóa và giảm các dấu hiệu khác của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Bưởi không chỉ chứa nhiều vitamin C mà còn chứa glutathione. Đây là một hoạt chất do gan tiết ra.
Glutathione tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và phục hồi các mô gan, sản xuất hoạt chất và protein của gan, phục hồi hệ thống miễn dịch.
Bưởi làm tăng quá trình làm sạch tự nhiên của gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi tươi sẽ giúp nâng cao sản lượng của các enzym giải độc gan, giúp đào thải các chất gây ung thư và các chất độc khác.
Quả óc chó chứa arginine cũng như glutathione và omega-3 hỗ trợ chức năng giải độc của gan.
Quả óc chó cũng rất giàu chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa lành mạnh ngăn chất béo tích tụ trong gan. Những chất béo lành mạnh này cần thiết để tạo ra màng tế bào khỏe mạnh xung quanh các tế bào của gan.
Táo rất giàu pectin , cần thiết để làm sạch cơ thể và loại bỏ độc tố khỏi đường tiêu hóa, do đó, giảm bớt gánh nặng cho gan.
Chế độ ăn tích cực giúp xóa tan mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày
Theo nhịp sống ngày càng hiện đại, lựa chọn một chế độ ăn uống tích cực và hợp lý sẽ giúp chúng ta xóa tan mọi mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh giúp cơ thể xóa tan mệt mỏi và sống vui khỏe mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Ăn uống là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu mỗi ngày và đóng vai trò thiết yếu với sức khỏe của chúng ta. Để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn nên: uống đủ nước từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày; không uống các loại đồ uống có cồn, có gas như rượu, bia hoặc nước ngọt; ăn bữa sáng đầy đủ dưỡng chất và ăn đủ bữa, đúng giờ; hạn chế ăn thịt mà ăn nhiều chất xơ, rau củ quả, bổ sung vitamin và khoáng chất; hạn chế ăn đường và chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thường xuyên trao đổi với bác sĩ về việc kết hợp thực phẩm bổ sung trong chế độ dinh dưỡng.
Uống nhiều nước khi thức dậy
Ảnh minh họa
Bạn hãy uống hai ly nước ngay khi thức dậy vào buổi sáng. Thói quen này giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ nhu động ruột. Sau đó bạn có thể uống 1 tách trà và ăn sáng sau 1 giờ. Buổi sáng cũng là thời điểm bạn nên vận động thể chất trong ít nhất 30 phút. Bạn có thể đi bộ hoặc tập với máy chạy. Tập thể dục sẽ giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày.
Bữa sáng
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn đa dạng thực đơn cho bữa sáng. Không nên ăn sáng vội vàng mà hãy dành đủ thời gian để có thể thưởng thức bữa sáng một cách thư giãn. Bạn nên nghỉ giải lao vào khoảng 11 giờ trưa, nhâm nhi một ly trà hoặc 1 tách cà phê. Hãy luôn mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh để cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì nồng độ đường huyết ổn định.
Bữa trưa
Thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong các bữa ăn hàng ngày (Ảnh minh họa)
Ngoài carbohydrates và protein thì rau cũng là một thành phần không thể thiếu trong bữa trưa. Sau khi ăn trưa bạn nên dành khoảng 30 phút để nghỉ ngơi. Tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa sẽ giúp bạn thư giãn và cung cấp năng lượng để tiếp tục làm việc hiệu quả.
Ăn nhẹ
Khoảng từ 5 giờ đến 5 giờ 30 chiều, bạn có thể ăn nhẹ và uống trà để bổ sung năng lượng cho cơ thể và giúp duy trì nồng độ đường huyết.
Bữa tối
Bữa tối nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, hạn chế thực phẩm giàu carbohydrate. Ngoài ra, bạn hãy duy trì thói quen đi bộ vào buổi tối.