Năm bộ phận quan trọng của cơ thể thích món ăn màu gì nhất?

Gan hợp với các các loại rau củ quả có màu xanh còn đậu đen, gạo đen giúp bồi bổ cho người thận yếu.

Theo y học cổ truyền phương Đông, thực phẩm có màu sắc khác nhau có tác dụng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khác nhau.

Màu xanh bổ gan

nam bo phan quan trong cua co the thich mon an mau gi nhat 83f 5395948

Gan thuộc hành mộc trong ngũ hành. Bởi vậy, các loại thực phẩm có màu xanh tốt cho gan. Đó là các loại rau quả như cải xanh, mồng tơi, dưa chuột, mướp hay nước uống như trà xanh.

Những người hay mất bình tĩnh, dễ mất tinh thần, thở dài, hay bị khô đắng miệng nên chú ý chăm sóc gan.

Màu đỏ bổ tim

nam bo phan quan trong cua co the thich mon an mau gi nhat 858 5395948

Ảnh: Spice Moutain

Đông y cho rằng tim thuộc hành hỏa trong ngũ hành. Các loại thực phẩm có lợi cho tim thường có màu đỏ như đậu đỏ, chà là, cherry. Những người bị bệnh liên quan tới tim dễ bị hồi hộp, sợ hãi. Họ nên đầu tư vào các món ăn sắc đỏ để bồi bổ tim mạch.

Màu vàng bổ lá lách

nam bo phan quan trong cua co the thich mon an mau gi nhat af8 5395948

Lá lách (hay còn gọi là tỳ) thuộc hành thổ trong ngũ hành. Các loại thực phẩm màu vàng phổ biến có lợi cho tỳ vị là lúa mạch, bí đỏ, gừng, hạt dẻ, khoai lang, đậu nành, ngô… Người thiếu tỳ khí thường mệt mỏi, phân lỏng, đầy bụng…

Màu trắng bổ phổi

nam bo phan quan trong cua co the thich mon an mau gi nhat d9c 5395948

Ảnh minh họa: Pingminghealth

Phổi là hành kim trong ngũ hành. Các loại thực phẩm màu trắng phổ biến có thể bổ phổi bao gồm củ cải trắng, nấm trắng, củ sen, hoa hòe… Những người không đủ khí ở phổi thường bị ho, không có đờm, dễ bị cảm lạnh. Họ nên chú ý đến việc bổ sung nước cho phổi.

Màu đen bổ phổi

nam bo phan quan trong cua co the thich mon an mau gi nhat 9ac 5395948

Thận là hành thủy trong ngũ hành. Các loại thực phẩm màu đen phổ biến có thể bổ thận bao gồm đậu đen, gạo lứt, mè đen, mộc nhĩ. Người thận yếu thường đau nhức vùng thắt lưng và đầu gối, đau gót chân, mệt mỏi.

Những loại rau nhúng vào nồi lẩu sẽ ‘sinh độc’, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

Rau là thành phần không thể thiếu của nồi lẩu. Tuy nhiên, ăn không đúng cách hoặc kết hợp các loại rau với những món ‘đại kỵ’ có thể gây hại cho sức khỏe.

nhung loai rau nhung vao noi lau se sinh doc biet ma tranh keo hai vo cung a1e 5389429

Ảnh minh họa: Internet

Các loại nấm lạ

Bạn cần đặc biệt lưu ý, chỉ nên dùng các loại nấm quen thuộc để nhúng lẩu như kim châm, đùi gà, nấm hải sản, nấm rơm… Không hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình bởi có thể là nấm độc, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng con người.

Giá đỗ

Giá đỗ có vị thanh mát, dễ ăn và được nhiều người yêu thích. Bạn có thể ăn giá đỗ sống, nấu canh hoặc làm các món xào. Giá rất nhanh chín nên có vẻ thích hợp với món lẩu. Tuy nhiên, ăn giá đỗ với lẩu riêu cua lại không phải là lựa chọn tốt. Nó có thể gây ra ngộ độc. Bởi giá đỗ nảy mầm trong môi trường ẩm, nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy giá có thể chứa nhiều vi sinh vật. Nếu không được rửa sạch mà dùng để ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu rất dễ gây đau bụng.

Mồng tơi với lẩu bò

Mồng tơi là loại rau khá lành tính, thường được dùng để nấu canh hoặc xào. Nhiều người cũng dùng mồng tơi để nhúng lẩu. Tuy nhiên, bạn không nên ăn lẩu bò với mùng tơi vì dễ gây ra đau bụng, khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Rau hoa chuông (giống cây rau đắng)
Cây hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông có chứa chất Spocolamin có chứa chất độc gây ảo giác.

Rau kinh giới với lẩu gà

Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc, có tính can ôn trong khi đó rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán. Nếu ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến bạn chóng mặt, ù tai, thậm chsi run rẩy, ngứa ngáy toàn thân.

Lẩu gà nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông s.úng, nấm tươi, ngái cứu. Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu gà với ngải cứu.

Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản

Mọi người thường cho cà chua vào nồi lẩu để tạo màu sắc đẹp mắt và tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, đây là một đại kỵ khi ăn lẩu hải sản.

Ăn lẩu hải sản với cà chua, khoai lang, khoai tây sẽ khiến bạn bị khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Lá khoai môn

Một số người thích có lá khoai môn vào nổi lâu. Tuy nhiên, ăn phải lá khoai môn ngứa sẽ rất khó chịu, gây ngứa vùng miệng hong… Do đó, tốt nhất bạn nên tránh dùng loại rau này khi ăn lẩu.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, ăn lẩu khi trời lạnh cần tránh những điều sau đây:

Không nên ăn thức ăn quá nóng

Do vừa nấu vừa ăn nên nước lẩu và đồ ăn đều rất nóng, nếu ta ăn luôn khi vừa vớt ra khỏi nồi có thể gây bỏng niêm mạc miệng và thực quản mà chúng ta không biết. Cách tốt nhất là hãy gắp ra bát trước, chờ một chút cho nguội rồi hãy ăn.

Không kéo dài thời gian ăn

Bữa ăn quá dài khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng tiết dịch để bắt đầu hoạt động tiêu hóa, nhưng càng kéo dài thì hệ tiêu hóa càng phải làm việc nhiều, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi khiến chức năng dạ dày suy yếu dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nặng có thể gây ra các bệnh về dạ dày, tụy.

Không ăn khi thực phẩm còn tái

Khi ăn lẩu chúng ta dễ ăn phải đồ ăn còn tái, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng, gây đau bụng, khó tiêu.

Tránh ăn nước lẩu quá cay

Vị cay là điểm đặc biệt tạo nên hương vị cho nồi lẩu, thế nhưng ăn quá cay không chỉ gây kích thích các màng nhầy trong thực quản, miệng và đường tiêu hóa mà còn có thể gây tắc nghẽn, phù nề và bệnh về tiêu hóa, khiến người đang mắc các bệnh về răng miệng, viêm họng, viêm loét tụy và túi mật tái phát bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Thay nước dùng nếu nồi lẩu đã ăn quá 60 phút

Nồi lẩu khi sôi đi sôi lại chứa rất nhiều chất béo bão hòa, natri, purine, nitrit cũng như các chất có hại. Những chất này có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường, gout, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Do đó, bạn nên dùng khi nồi nước lẩu mới nấu sôi. Với nồi lẩu đã dùng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn nên thay nước lẩu để tiếp tục dùng.

Hạn chế ăn mỳ nấu với ‘nước cuối’ của nồi lẩu

Nước lẩu cuối chứa nhiều dầu và chất béo, cùng axit amin của nhiều loại thịt đun nóng liên tục trong thời gian dài. Khi kết hợp với nitrit trong rau nấu chín sẽ tạo thành chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *