Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn ngô, bạn cần ghi nhớ: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
Trải qua một hành trình lịch sử rất dài, dù có biết bao món ngon xuất hiện thì ngô vẫn là nguồn thực phẩm cần thiết của người Việt Nam.
Khi ở ngoài vỉa hè, ngô nướng, ngô luộc được liệt vào trong danh sách những món đặc sản. Còn ở trong nhà hàng sang trọng, ngô luôn là nguyên liệu cần thiết để chế biến các món ăn đắt t.iền của cả Âu lẫn Á. Trong Đông y, ngô còn được sử dụng như một loại thuốc.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Đông y sử dụng ngô để áp dụng nhiều bài thuốc như: Trị mất ngủ, khó ngủ. Lợi tiểu, giảm huyết áp. Chữa y.ếu s.inh l.ý. Cải thiện những chứng bệnh dạ dày. Chữa viêm thận, viêm bàng quang. Làm đẹp da, bổ cho tóc…
Ngoài ra, ngô còn chứa nhiều chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate… hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì.
Ngô dù bổ dưỡng nhưng nhất định phải ăn cho đúng thì mới có thể hấp thụ mọi dinh dưỡng tuyệt vời của nó, bằng không sẽ khiến sức khỏe bạn trở nên trầm trọng hơn. Trước khi ăn ngô bạn cần biết: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
1. Thời điểm vàng bạn nên ăn một bắp ngô trong ngày
Theo các chuyên gia, ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng vì lúc này nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động.
Ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng.
Hơn nữa, ngô cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để bắt đầu làm việc trong một ngày dài, nó được xem như một loại thực phẩm lành mạng, bổ dưỡng trong buổi sáng.
2. Ngô ngon bổ nhưng có 4 nhóm người không nên ăn
Ngô là thực phẩm ngon bổ, được công nhận cả trong Đông y lẫn Tây y nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) có một số nhóm người sau không nên ăn nó:
– Người có chức năng tiêu hóa kém
Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao, hạt lại cứng vì thế nếu đang có chức năng tiêu hóa kém mà ăn nhiều ngô sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
– Bệnh nhân tiểu đường
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong m.áu. Vì thế theo lương y, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn ngô.
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong m.áu.
– Người thiếu canxi, sắt
Nếu đang trong tình trạng thiếu canxi hoặc sắt, bạn đặc biệt không nên ăn ngô bởi trong những loại lương thực thô như ngô có chứa nhiều chất xơ và axit phytic, khi kết hợp với nhau có thể tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
– Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ vốn có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, chính vì vậy nếu để trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ như ngô sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Lưu ý:
Khẩu phần ăn ngô dành cho một người lớn, khỏe mạnh là một bắp ngô. Người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng món này thường xuyên.
Không chỉ béo phì, ăn quá no còn khiến bạn đối mặt với ung thư và Alzheimer
Người Nhật Bản chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu trong mỗi bữa và ai cũng biết rằng, họ đứng hàng đầu thế giới về t.uổi thọ và sức khỏe.
Béo phì
Nếu ăn quá nhiều trong một bữa, đặc biệt là với khẩu phần ăn giàu chất bột đường, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo và tích tụ dưới da và các cơ quan nội tạng. Không chỉ gây thừa cân, béo phì, lượng chất béo này còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ…
Bệnh dạ dày
Nạp vào quá nhiều thức ăn chỉ trong 1 bữa làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, mà cụ thể là dạ dày và ruột. Tình trạng quá tải này sẽ dễ gây hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, táo bón…
Mệt mỏi
Như đã đề cập ở trên, khi hấp thu vào cơ thể quá nhiều thức ăn trong 1 bữa, đường ruột sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Để hoạt động với công suất tối đa nhằm tiêu hóa và hấp thu số thức ăn này, lượng m.áu được cấp cho hệ tiêu hóa sẽ tăng lên, điều này vô tình khiến m.áu cấp đến các cơ quan khác bị giảm xuống, làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là cảm giác mệt mỏi, đờ đẫn, phản xạ bị chậm lại sau một bữa ăn no.
Ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, thói quen ăn quá no được duy trì thường xuyên sẽ làm giảm khả năng ức chế, xử lý các yếu tố gây ung thư của tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vấn đề về não bộ
Theo các công trình nghiên cứu, ăn quá no trong một thời gian dài khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt, là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ cứng động mạch não.
Sau khi động mạch bị xơ cứng, não bộ sẽ thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp lại các phản ứng, xử lý thông tin, từ đó gây giảm trí nhớ, thậm chí làm giảm trí thông minh, dễ mắc chứng Alzheimer khi về già.
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia dinh dưỡng Phần Lan, có khoảng 20% số người già mắc chứng Alzheimer là do lúc còn trẻ có thói quen ăn quá no.
Kết luận
Theo lời khuyên của các chuyên gia Phần Lan: Chỉ nên ăn bằng 70% sức ăn của bản thân. Công thức này đã được người dân Nhật Bản chứng minh bằng thực tế: Họ chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu và người dân Nhật Bản nổi tiếng về t.uổi thọ cao và sức khỏe tốt hàng đầu thế giới.