Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ bạn cần phải biết

Đau mắt đỏ cần được vệ sinh mắt sạch sẽ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng cần có chế độ dinh dưỡng đóng vai tró quan trọng đối với hiệu quả điều trị.

Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ.

nguyen tac dinh duong cho nguoi bi dau mat do ban can phai biet d92 5399558

Chế độ ăn uống tốt có thể giúp phòng ngừa viêm kết mạc và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ bạn cần phải nắm vững.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ – Những thực phẩm nên hạn chế

Theo Đông y, đau mắt đỏ thường do yếu tố phong tà từ bên ngoài xâm nhập kết hợp với nhiệt độc tích trong cơ thể bùng phát mà gây ra. Do đó khi bị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý hạn chế những loại thực phẩm sau:

Những thực phẩm có chứa nhiều ớt, hạt tiêu. Những gia vị cay này có thể khiến người bệnh chảy nước mắt. Khi mắt đang bị viêm kết mạc thì chảy nước mắt sẽ khiến bệnh nhân càng có cảm giác khó chịu hơn.

Những thực phẩm có tính nhiệt . Nhóm thực phẩm này có thể kể đến như: thịt chó, thịt dê. Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn chúng vì những loại thức ăn này có thể trợ hoả, ăn vào dễ sinh đàm động hỏa, hao tán khí huyết, càng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

nguyen tac dinh duong cho nguoi bi dau mat do ban can phai biet c0d 5399558

Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế những thực phẩm có tính nhiệt – Ảnh Internet.

Các loại thực phẩm như cá, trạch, tôm, cua, da lợn, đầu lợn, óc dê, đầu gà, cánh gà, … Người bị đau mắt đỏ nên kiêng những món ăn này vì chúng dễ gây động phong sinh hỏa, dẫn đến tái phát các bệnh về mắt, nếu bệnh chưa khỏi có thể khiến bệnh càng nặng thêm.

Ngoài ra, các bác sĩ cho rằng gan có ảnh hưởng đến mắt. Gan huyết điều hòa tất sẽ dưỡng mắt, gan huyết hư khiến mắt nhìn mờ, khô ráp. Vì thế, các thực phẩm gây tổn gan hao huyết đều ảnh hưởng không tốt đến mắt và người bệnh cần tránh xa chúng. Theo đó, nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ là

Hạn chế các thực phẩm có hại cho gan. Những loại thực phẩm này có thể kể đến như: rượu, bia, đồ uống có ga và các thực phẩm có chứa nhiều đường.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhiều đường. Bánh mì, các loại đậu, nước ngọt là những thực phẩm người bị đau mắt đỏ nên tránh xa vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể trở nên nặng hơn.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao. Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc đau mắt đỏ là do cơ thể bị dị ứng với các loại thực phẩm. Vì thế, đối với các trường hợp này khi ăn cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế các món ăn chế biến từ thịt bò, hải sản, cá biển,… vì những thực phẩm này có chứa hàm lượng protein lớn, khi ăn làm cơ thể tăng tiết chất histamine – một trong những chất gây mẩn đỏ, ngứa, điều đó làm mắt người bệnh dễ bị kích ứng hơn.

2. Những thực phẩm nên tăng cường vào thực đơn hàng ngày

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý:

Bổ sung Vitamin A tự nhiên : đây là một trong những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ. Các bác sĩ cho biết, vitamin A vô cùng tốt cho mắt, tăng cường thị lực và khả năng phân biệt màu sắc. Vì thế, bệnh nhân mắc đau mắt đỏ nên tăng cường ăn các loại trái cây giàu Vitamin A như cà rốt, bí rợ, đu đủ,.. hay các loại rau đậm màu như súp lơ, cải bẹ xanh…

nguyen tac dinh duong cho nguoi bi dau mat do ban can phai biet 221 5399558

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ là bổ sung vitamin A từ nguồn tự nhiên – Ảnh Internet.

Tăng cường Vitamin C: Người bị đau mắt đỏ nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày:. Vitamin C có tác dung chống lại quá tình n.hiễm t.rùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo đó, vitamin C thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây mang vị chua như cam, chanh, bưởi, dâu tây và mật ong.

Bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm tự nhiên. Vitamin B2 là loại vitamin giúp tăng cường thị giác, khống chế các phản ứng oxy hóa không tốt cho cơ thể. Để bổ sung Vitamin B2, người bệnh có thể ăn các loại trái cây có múi hay bổ sung thêm từ sữa và các chế phẩm từ sữa

Uống đủ nước hàng ngày. Việc làm đơn giản này sẽ giúpmắt không bị khô.

Ngoài những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ kể trên, quá trình chế biến thực phẩm cũng rất quan trọng. Luộc, hấp hoặc nấu là một trong những phương pháp giúp giữ lại nhiều hơn lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ, tốt cho bệnh nhân đau mắc đỏ.

Thậm chí, người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp thành nước ép một số loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, rau bina, trái cây,… Đây là cách tốt nhất giúp giữ lại phần lớn dưỡng chất. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ nên hạn chế các phương pháp sử dụng nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng… vì điều này gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị bệnh.

Viêm giác mạc – Nguy hiểm từ biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m

Những biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m thường dễ xảy ra hơn do thói quen dụi mắt và vệ sinh mắt không triệt để. Trong đó viêm giác mạc là một biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cần được lưu ý.

viem giac mac nguy hiem tu bien chung cua dau mat do o tre em 125 5398763

Một đặc điểm nổi bật của dịch đau mắt đỏ trong thời gian này là người bệnh diễn tiến lâu khỏi hơn rất nhiều và thường lây lan trong toàn gia đình. Điều này là do việc vệ sinh và phòng bệnh chưa tốt cũng như mọi người chủ quan với tình hình dịch bệnh. Đặc biệt những biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m cũng dễ xuất hiện hơn do ý thức phòng bệnh chưa tốt và thói quen dụi mắt ở trẻ.

Bên cạnh đó, việc điều trị không triệt để, chăm sóc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian chữa bệnh và diễn tiến bệnh xấu đi dẫn đến biến chứng xảy ra. Trong số đó phải kể đến biến chứng viêm giác mạc ở trẻ nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ.

1. Biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m

Tuy rằng bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính và rất dễ dàng điều trị, bệnh vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Một số biến chứng hiếm gặp có thể xảy ra là:

– Viêm giác mạc sợi ở t.rẻ e.m.

– Viêm giác mạc đốm.

– Viêm giác mạc sâu.

– Viêm mủ túi lệ.

– Nghiêm trọng hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.

viem giac mac nguy hiem tu bien chung cua dau mat do o tre em 2c5 5398763

Mắt bị viêm giác mạc sợi – biến chứng của đau mắt đỏ ở t.rẻ e.m (Ảnh: Internet)

2. Biến chứng viêm giác mạc khi trẻ bị đau mắt đỏ

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân nhi bị biến chứng viêm giác mạc do đau mắt đỏ đang gia tăng một cách đáng kể, chiếm từ 10 đến 15% tổng số bệnh nhân đau mắt đỏ tới khám. Một khi đã bị viêm giác mạc, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài gấp 3 đến 4 lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.

Chưa kể tình trạng viêm giác mạc kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh nhân luôn bị đỏ mắt, đau chói mắt, cộm mắt,… gây ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập. Đặc biệt ở t.rẻ e.m, khi bị biến chứng viêm giác mạc, thời gian điều trị sẽ lâu hơn rất nhiều do trẻ nhỏ chưa ý thức, luôn tay dụi mắt khiến tổn thương lâu hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị cho trẻ ở nhà, người lớn không chú ý ghi nhớ thời gian nhỏ mắt cho bé. Việc không để ý đến bé liên tục cũng khiến bé thường xuyên dụi mắt dẫn đến sưng mắt, chất dịch đóng vảy dày đặc khiến bé không mở được mắt.

Nhiều trẻ còn bị chói, cộm, ghèn mắt nhiều, từ đó phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp để điều trị có hiệu quả hơn. Những trường hợp đau mắt đỏ dẫn đến viêm giác mạc không phải hiếm gặp mà khá phổ biến.

viem giac mac nguy hiem tu bien chung cua dau mat do o tre em dc1 5398763

Thói quen dụi mắt ở trẻ khiến tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến trầm trọng hơn (Ảnh: Internet)

Có bệnh nhân bị biến chứng viêm giác mạc nặng, phải điều trị liên tiếp 6 tháng mới ổn định. Chi phí điều trị cho những trường hợp này vô cùng tốn kém, gấp hàng vài chục lần so với điều trị đau mắt đỏ thông thường.

Hầu hết, khi bị đau mắt đỏ bệnh sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc mà không cần dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên, việc tự ý dùng các loại thuốc để nhỏ mắt khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Một số phụ huynh sử dụng các thuốc chứa desamethasol để nhỏ mắt cho trẻ lâu ngày khiến hệ miễn dịch mắt suy giảm, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.

Ngoài ra, nhiều người chỉ chăm chăm nhỏ thuốc cho trẻ mà quên mất cần phải vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ thuốc để làm sạch các virus, vi khuẩn. Vì vậy dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, dễ dàng khiến biến chứng viêm giác mạc xảy ra.

Do đó, người lớn cần lưu ý nhắc trẻ ý thức phòng tránh việc lây lan bệnh cho trẻ khác, hạn chế dụi tay vào mắt. Sau khi dụi mắt cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan cho người khác. Khi sử dụng gạc diệt khuẩn để lau, thấm nước mắt, ghèn mắt phải bỏ vào túi riêng, vứt vào thùng rác. Tuyệt đối không vứt bừa bãi ra nơi công cộng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *