Súc miệng bằng nước muối thường xuyên có thể diệt virus chống dịch Covid– 19?

Những ngày qua, nhiều bạn trẻ chia sẻ về việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên được cho là “bí quyết” giúp Trung Quốc giảm được số ca nhiễm bệnh đáng kể. Nhưng thực tế, súc nước muối có giúp diệt được virus gây dịch Covid- 19?

suc mieng bang nuoc muoi thuong xuyen co the diet virus chong dich covid 19 2da 4786905

Bác sĩ khuyên cũng nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối, vì đó là một trong những cách hỗ trợ phần nào việc phòng chống dịch bệnh – SHUTTERSTOCK

Vẫn luôn tin vào súc miệng bằng nước muối

Như những gì cộng đồng mạng chia sẻ thì việc súc nước muối thường xuyên mỗi ngày 3 lần. Súc xong để 5 phút sau hãy uống nước, nếu không khát thì để lâu hơn hãy uống nước thì càng tốt. Vì con virus này có thể tấn công ở vùng cổ họng rồi mới xuống phổi. Nên khi bị nước muối tấn công thì con virus này hoặc là sẽ c.hết, hoặc là sẽ chạy xuống dạ dày và nó sẽ bị axit trong dạ dày t.iêu d.iệt.

Chính vì thế, mà mọi người truyền tai nhau về “bí quyết” súc nước muối để diệt virus gây dịch Covid -19.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, trú tại hẻm 96 Nguyễn Thông (Q.3, TP.HCM) cũng rất tin tưởng vào việc súc nước muối. Chị Nhung nói: “Từ lúc có thông tin về dịch bệnh, mình đã cho cả gia đình súc miệng bằng nước muối, mà nước muối này mình tự pha chứ không cần phải đi mua. Vì mình nghĩ nước muối từ xưa giờ được biết đến với công dụng sát khuẩn, nên chẳng cần biết có tác dụng thực sự không, nhưng có súc miệng còn hơn không”.

Còn Trần Thị Hoàng Lan, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thì cho rằng: “Mình mới nghe thông tin súc miệng bằng nước muối sẽ có khả năng diệt virus, nên đã đi mua vài chai nước muối được pha sẵn dùng cho an toàn và đúng liều lượng. Nói chung mình vẫn tin nước muối có khả năng sát khuẩn”.

Chia sẻ về vấn đề này, TS – BS Phạm Lê Duy, bác sĩ tại phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, giảng viên bộ môn sinh lý – sinh lý bệnh – miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, thừa nhận: “Đúng là trên bản đồng thuận của một số chuyên gia Trung Quốc trong việc chống dịch SARS-CoV-2 có đề cập đến phương pháp súc miệng bằng nước muối, nhưng thực chất chưa có nghiên cứu can thiệp nào cho tới hiện tại để khẳng định hiệu quả của phương pháp này”.

Bác sĩ Duy cũng cho rằng tuy nhiên các phương pháp súc miệng bằng dung dịch chứa chlorhexidine hoặc Pividone-iodine đã được nghiên cứu là có thể làm bất hoạt một số vi khuẩn, virus trong đó có nhóm coronavirus nhưng chưa có nghiên cứu nào trên SARS-CoV-2 cả. Chính vì thế, phải kết hợp nhiều phương pháp bảo vệ sức khoẻ như được khuyến cáo bởi WHO và Bộ Y tế như rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập đông người… để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Súc nước muối chỉ là một trong những cách đề phòng chống

Phân tích cặn kẽ về tác dụng của việc súc nước muối, Bác sĩ Trần Văn Ngọc, nguyên Trưởng khoa Nội phổi Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM, cho rằng nước muối khi súc sẽ tạo ra môi trường ưu trương, thì các vi sinh vật sẽ không có cơ hội tăng trưởng và cũng như là b.ị g.iết. Kể cả những tế bào bình thường của chúng ta, nếu súc muối với nồng độ quá cao thì cũng sẽ bị tổn thương. Nên nhìn chung mọi sinh vật sống, khi súc muối với nồng độ càng cao thì khả năng t.iêu d.iệt càng nhiều.

Tuy nhiên, bác sĩ Ngọc khẳng định: “Súc nước muối chỉ là cách để hỗ trợ một phần nào đó thôi chứ không phải là điều trị dứt điểm dịch bệnh”.

Vì theo bác sĩ Ngọc thì nước muối chỉ sát khuẩn được trong lớp niêm mạc chứ trong tế bào thì không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, những virus này thì tăng sinh trong những tế bào của cơ thể. Nên việc súc nước muối chỉ sát trùng ở bề mặt, chứ không thể sát trùng vào sâu trong tất cả các phần dưới niêm mạc được.

Bác sĩ Ngọc cũng cho rằng nếu nói virus gây dịch bệnh Covid- 19 tấn công ở vùng cổ họng rồi mới xuống phổi thì hoàn toàn cũng không chính xác. Vì tùy theo giọt b.ắn của người đối diện, kích thước của của giọt b.ắn đó là bao nhiêu. Nếu kích thước lớn như trên 10 micromet thì sẽ bị cản lại ở đường hầu họng, thì virus sẽ bị đào thải ra bởi hệ niêm mạc của cơ thể mình. Một phần sẽ làm tổn thương niêm mạc của đường hô hấp, gây tăng sinh ở đường hầu họng. Còn những hạt nhỏ hơn, dưới 10 micromet thì có thể đi sâu vào đường hô hấp dưới và gây bệnh. Nên không phải chỉ bị ở trên rồi mới tấn công xuống dưới, mà có thể bị cả hai và cũng tùy theo sức đề kháng của mỗi người.

“Chính vì thế, việc súc nước muối không giúp trị bệnh khi bị nhiễm rồi, mà nó chỉ làm giảm được lượng virus trong dịch nhầy (phần niêm mạc), chứ không thể nào t.iêu d.iệt được số virus trong tế bào”, bác sĩ Ngọc nói và dẫn chứng thêm là việc súc nước muối có thể súc nhiều lần trong ngày, nhưng giữa những lần đó (tức những lúc không súc) không có nước muối thì virus vẫn tăng sinh, nảy nở. Nên không phải lúc nào cũng có nồng độ cao nước muối ở trong niêm mạc đường hô hấp của mình. Nên việc súc nước muối chỉ hỗ trợ một phần nào đó, chứ không trị được bệnh, vì nó chỉ làm yếu hoặc làm giảm số lượng virus tại thời điểm súc miệng. Và cũng giống như súc tất cả các dung dịch sát trùng khác, thì cũng chỉ là một trong những cách để hỗ trợ một phần nào đó trong việc phòng dịch bệnh Covid- 19.

10 điều lưu ý để hạn chế tối khả năng bị lây nhiễm virus

Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang… là những giải pháp cơ bản giúp phòng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus, trong đó có nCoV.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus b79a92

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng các loại xà bông sát khuẩn hoặc các loại nước sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus có trên tay.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus 20bd8b

Không chạm tay trên mặt: Hạn chế tối đa đưa tay chạn lên vùng mặt để giảm nguy cơ vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus d0916a

Súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối ít nhất là 3 thời điểm: sau khi đi làm về hoặc từ những chỗ đông người về; trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus 02d9eb

Lưu ý khi ho, hắt hơi:Dùng khăn giấy hoặc khăn ướt khi ho, hắt hơi thay vì việc dùng tay che miệng.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus f5ae2e

Nâng cao thể trạng:Virus thường gây bệnh cho những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn…

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus 99223d

Sử dụng khẩu trang bảo vệ: Khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người, tốt nhất là dùng loại khẩu trang 3 lớp. Loại khẩu trang dùng 1 lần tuyệt đối không dùng lại.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus b1d1a4

Cần tránh đến những chỗ đông người, tránh đến các vùng dịch: Ở những bến xe, bến tàu đông đúc, nơi đông người cần hạn chế nói chuyện và nên đeo khẩu trang…

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus 08600f

Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày: Sát khuẩn những đồ dùng thường xuyên được sử dụng để ngăn ngừa tối đa sự lây lan của virus.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus 082151

Giữ ấm cơ thể: Ra ngoài trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và bàn tay, chân và ngủ nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 – 27 độ C.

10 dieu luu y de han che toi kha nang bi lay nhiem virus 259e65

Chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín: Nấu chín các loại thực phẩm trước khi sử dụng, không nên g.iết mổ các loại động vật trong giai đoạn này./.

CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)

Heathline

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *