Suy giãn tĩnh mạch chi dưới – bệnh có thể gây t.ử v.ong nhưng nhiều người thường bỏ qua

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới khi biến chứng nặng, m.áu ứ trong lòng tĩnh mạch hình thành các cục m.áu đông, trôi về tim gây thuyên tắc động mạch phổi có thể gây t.ử v.ong.

1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa m.áu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng m.áu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, xuất huyết, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…

Vì một số nguyên nhân dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng m.áu trào ngược làm ứ trệ tuần hoàn m.áu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.

2. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gây tắc mạch và t.ử v.ong

Bà Nguyễn Thị H. (60 t.uổi, ở Quảng Ninh) được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới (giãn tĩnh mạch chân) cách đây hơn 1 năm. Bác sĩ chỉ định bà cần dùng thuốc kết hợp đeo tất áp lực song bà Hoa chủ quan, không điều trị.

Gần đây, khi chân đau nhức khó chịu kèm theo l.ở l.oét, bà mới đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám lại. Bác sĩ kết luận bà bị giãn tĩnh mạch chân độ 3 gây biến chứng loạn dưỡng da, tạo thành các ổ loét sâu dưới chân. Theo đó, ThS.BS Khổng Tiến Bình (Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp, BV Việt Đức) cho biết, với trường hợp này điều trị cực kỳ khó khăn và nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

suy gian tinh mach chi duoi benh co the gay tu vong nhung nhieu nguoi thuong bo qua a9c 5397196

ThS.BS Khổng Tiến Bình (Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp, BV Việt Đức) tiến hành thăm khám cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch. (Ảnh: BS cung cấp)

BS. Bình giải thích, ban đầu bệnh nhân chỉ bị suy giãn tĩnh mạch nông nhưng do không điều trị sớm nên huyết khối trôi vào tĩnh mạch sâu, từ đó gây tắc tĩnh mạch sâu. Những trường hợp này chống chỉ định tuyệt đối với đốt laser và không thể phẫu thuật bóc tĩnh mạch suy giãn.

Bệnh nhân nằm lại viện 3 tuần để điều trị dự phòng loét, dự phòng nhiễm khuẩn giúp liền sẹo, sau đó phải dùng thêm thuốc tăng trương lực mạch, đeo tất áp lực. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn, các biện pháp này ít tác dụng.

“Bệnh nhân sẽ phải đối mặt nguy cơ bị tái phát rất lớn, nếu hoại tử nặng có thể gây tắc mạch, lúc đó phải cắt cụt chân. Tuy nhiên nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị tắc hệ tĩnh mạch sâu, nếu cục m.áu đông theo dòng m.áu trôi về tim rồi lên phổi có thể gây tắc động mạch phổi và t.ử v.ong.” , BS Bình cảnh báo.

Theo BS Bình, mỗi tháng, khoa điều trị khoảng 50 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân, hầu hết đến viện khi đã ở cuối giai đoạn 2 và giai đoạn 3 khi nổi búi tĩnh mạch mạng nhện, phù chân, hình thành các ổ loét. BS Bình cho biết, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng rối loạn lưu thông dòng m.áu tĩnh mạch về tim. Đây là bệnh phổ biến song chưa được người dân quan tâm phòng ngừa và điều trị. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường xuyên bị bỏ qua. Căn cứ theo triệu chứng, bệnh được chia làm 3 giai đoạn: Khởi đầu, tiến triển và giai đoạn nặng.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có tê nhức khi ngồi nhiều tuy nhiên ngồi nghỉ lại hết. Một số trường hợp bị chuột rút về đêm, xuất hiện sao mạch nhỏ dưới bàn chân, cổ chân vào cuối ngày, sáng hôm sau ngủ dậy lại hết. Do các triệu chứng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện phù, đau nhức, nổi búi tĩnh mạch rõ dưới da. Khi sang giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị biến chứng huyết động, xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch, hình thành ổ loét trên da. Tuy nhiên biến chứng nguy hiểm nhất ở giai đoạn muộn là tắc tĩnh mạch sâu gần hoặc xa.

Nếu điều trị không tốt, huyết khối tĩnh mạch theo dòng m.áu trôi về tim, lên phổi gây tắc bán phần hoặc tắc động mạch phổi nhánh lớn, có thể t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh.

Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên.

3. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

Theo khuyến cáo của ThS.BS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Việt Đức, dưới đây là 4 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần lưu ý:

3.1 Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó m.áu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình m.áu trở về tim, dẫn đến bệnh.

3.2 Phụ nữ mang thai

Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở m.áu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 – 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.

suy gian tinh mach chi duoi benh co the gay tu vong nhung nhieu nguoi thuong bo qua 548 5397196

Búi tĩnh mạch nổi rõ khi bệnh đã sang giai đoạn muộn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: BS cung cấp)

3.3 Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên

Cứ khoảng 2 – 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.

3.4 Người mắc bệnh béo phì

Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, các đối tượng như người cao t.uổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Không chỉ riêng những người thường xuyên phải đứng thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, việc khiếm khuyết van tĩnh mạch do bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh nặng.

Quá trình thoái hóa do t.uổi tác (thường gặp ở người già): t.uổi thọ ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình lão hóa, trong đó có suy giãn tĩnh mạch…

4. Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sẽ gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:

– Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.

– Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị ra m.áu, n.hiễm t.rùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.

– Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước.

– Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.

5. Cách phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Để phòng căn bệnh này không khó, cần bắt đầu từ lối sống năng động, không tĩnh quá, có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe….

Nếu là bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ với tốc độ 4-5km/giờ, tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân cũng có thể làm động tác như đứng lên, làm động tác nhún dùng cơ bắp chân nhún, nhấc gót chân lên, giữ 1 chút trên không rồi hạ xuống làm tăng cường vận động khối cơ ở chân…

Tránh các môn thể thao đòi hỏi căng giãn cơ đột ngột như bóng đá, tennis, chơi bóng bàn kéo dài, cử tạ…

Ngoài ra, khi có các chỉ định cần thiết cần đến cơ sở y tế điều trị tích cực hơn./.

Chứng bệnh diễn biến âm thầm thầy cô giáo hay mắc

Ở Việt Nam, khoảng 1/4 người trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong đó, giáo viên, đặc biệt nữ giới, là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Tiên, Phó khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Đây là thuật ngữ dùng để nói về bệnh lý tĩnh mạch chi dưới bị suy và giãn. Bệnh nhân có thể vừa suy van vừa giãn hoặc bị suy nhưng chưa giãn tĩnh mạch và ngược lại.

Các nghiên cứu lớn ở châu Âu và châu Mỹ cho thấy khoảng 40% dân số trưởng thành mắc bệnh lý này. Hàng năm, ở Mỹ, chi phí điều trị bệnh này lên tới hàng tỷ đô la. Ở Việt Nam, khoảng 1/4 người trưởng thành bị căn bệnh này.

chung benh dien bien am tham thay co giao hay mac 313 5390907

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Tiên, Phó khoa Nội, Can thiệp Tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: HQ.

“Thông thường, một ngày tại khoa chúng tôi có 20 bệnh nhân đến khám vì bệnh lý tĩnh mạch, tăng dần theo các năm và trẻ hoá dần”, bác sĩ Tiên thông tin.

Đặc biệt, một số nghề có nguy cơ mắc bệnh này, điển hình là giáo viên. “Chúng tôi từng có chương trình phối hợp một số trường học tầm soát cho thầy cô. Kết quả cho thấy các thầy cô giãn tĩnh mạch khá nhiều với tỷ lệ cao hơn hẳn cộng đồng. Theo các nghiên cứu không chính thức, con số này cao hơn 20-30% so với tỷ lệ chung của cộng đồng”, bác sĩ Tiên chia sẻ.

Trong đó, một phần nguyên nhân xuất phát từ việc phải đứng nhiều và đi giày cao gót (đối với cô giáo).

Chuyên gia giải thích việc đưa m.áu từ dưới chân về tim dựa trên 3 cơ chế: Do sự vận cơ (các cơ vùng cẳng chân, bàn chân sẽ bơm m.áu từ dưới chân), do van tĩnh mạch một chiều và do tư thế hoặc hô hấp. Trong đó, sự vận cơ và tư thế rất quan trọng.

Đi giày cao gót làm sự vận cơ ở vùng bàn chân khó hơn so với người sử dụng giày dép đế bằng. Nếu kèm theo việc mặc quần áo bó chật, đặc biệt vùng đùi mông, sự hồi lưu tĩnh mạch sẽ càng khó khăn hơn.

Ngoài ra, phụ nữ thường bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch; đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt; khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.

Bác sĩ Tiên lưu ý bệnh thường hay bị bỏ sót vì người dân khi có triệu chứng không kịp đến viện hoặc bỏ qua khi nghĩ không quan trọng.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh cũng thường mờ nhạt và thoáng qua. Người bệnh thường có biểu hiện đau mỏi chân, nặng chân, đôi khi chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, nhiều mạch m.áu nhỏ li ti… Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi. Các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây phù chân, có thể ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do m.áu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, m.áu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da thường xuyên, mảng bầm m.áu trên da…

Giai đoạn biến chứng, bệnh gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối, xuất huyết nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

“Suy giãn tĩnh mạch cần phát hiện sớm để dễ dàng hơn công tác điều trị. Thực tế, việc phát hiện sớm và kịp thời sẽ giúp cho điều trị trở nên không quá khó khăn”, bác sĩ Tiên cho hay.

Bác sĩ sẽ điều trị theo giai đoạn của bệnh, kết hợp đa mô thức điều trị.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Tiên, 20-30% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch lại thường đến khám ở các chuyên khoa khác như thần kinh, cột sống, cơ xương khớp, da liễu… Sau đó, họ mới chuyển sang khám chuyên sâu về mạch m.áu. Nhiều bệnh nhân đến khi đã quá muộn.

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là nguyên nhân gây t.ử v.ong mà ít người biết đến. Khi biến chứng nặng, m.áu ứ trong lòng tĩnh mạch hình thành các cục m.áu đông, trôi về tim, gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *