Thận nhân tạo 3D mang đến hy vọng cho bệnh nhân ghép tạng

Những quả thận được các nhà khoa học “sản xuất” bằng phương pháp in 3D tại Australia đang hứa hẹn nhiều hy vọng cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối khi có thể được cấy ghép thận nhân tạo thay vì sẽ phải xếp hàng chờ được hiến tạng.

Các nhà khoa học Australia thuộc Viện Nghiên cứu T.rẻ e.m Murdoch phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Organovo có trụ sở tại Mỹ đã “sản xuất” thành công những quả thận nhân tạo bằng phương pháp in 3D.

Thành công này sẽ mang đến hy vọng rất lớn đối với các bệnh nhân suy thận cần ghép tạng và rộng hơn là các ứng dụng to lớn của lĩnh vực in mô người trong y học hiện đại.

than nhan tao 3d mang den hy vong cho benh nhan ghep tang 3c0 5396365

Giáo sư Melissa Little, Viện Nghiên cứu t.rẻ e.m Murdoch, Australia. Ảnh Herald Sun.

Trong phòng thí nghiệm của mình các nhà nghiên cứu Australia đã sử dụng tế bào gốc và công nghệ in 3D để tạo ra những quả thận nhân tạo với nhiều kích thước khác nhau, từ những quả thận chỉ nhỏ như hạt gạo đến những quả thận có kích thước như bình thường, với đầy đủ cấu trúc lọc, hệ thống mạch m.áu và các ống dẫn.

Theo Giáo sư Melissa Little, trưởng nhóm nghiên cứu, những quả thận in 3D với kích thước như thận bình thường có thể sẽ được cấy ghép cho những bệnh nhân đang chờ ghép tạng, mang đến cơ hội và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Giáo sư Little cho biết, hiện có khá nhiều người mắc các bệnh liên quan đến thận, trong đó chỉ khoảng 1/4 bệnh nhân được ghép thận và 3/4 bệnh nhân còn lại phải sống nhờ chạy thận. Trong khi đó phương pháp chạy thận nhân tạo và lọc m.áu chỉ đáp ứng được 10% chức năng thận bình thường. Và do vậy, những quả thận in 3D sẽ là hy vọng cho những bệnh nhân không được ghép thận.

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu T.rẻ e.m Murdoch cho biết, trong khi những quả thận nhân tạo có kích thước lớn được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ghép tạng thì những quả thận nhỏ sẽ được sử dụng để thử nghiệm các loại thuốc mới.

Trên thế giới, hàng năm có nhiều loại thuốc mới được phát triển và thử nghiệm lâm sàng. Khó khăn nhất của quá trình này là phải đảm bảo tính an toàn của thuốc và độc tính của thuốc đối với thận là một trong những vấn đề chính.

Giới chuyên gia y tế đã dành nhiều năm để phát triển các mô hình thử nghiệm thuốc mới và đến nay sự ra đời của thận nhân tạo đang hứa hẹn sẽ cung cấp phương pháp thử nghiệm mới, ít rủi ro và hiệu quả hơn.

Giáo sư Little, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về mô hình thận người cho biết, những quả thận “mini” cũng sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của thận, những thay đổi của thận khi mắc bệnh và từ đó phát triển các phương pháp điều trị mới.

Cũng theo Giáo sư Little, mỗi năm tại Australia có hơn 4.000 người mắc bệnh thận mãn tính và số bệnh nhân mới tăng khoảng 6% mỗi năm. Trong 60 năm qua y học vẫn chưa có phương pháp điều trị mới thay thế cho liệu pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Việc tạo ra những quả thận in 3D có thể góp phần giải quyết vấn đề cấp bách trong lĩnh vực chăm sóc y tế này./.

Những điều cần biết về đái tháo đường và bệnh thận mạn

Đó là những chủ đề tại buổi sinh hoạt lần hai của Câu lạc bộ bệnh nhân Bệnh viện Gia An 115 (thuộc Tập đoàn Hoa Lâm, Khu Y tế Kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-la, Q. Bình Tân, TP.HCM), sẽ tổ chức vao ngay 19.11 tới.

Tất cả người dân được miễn phí tham dự, đặc biệt sẽ nhận được nhiều phần quà hấp dẫn khi đăng ký sớm.

Cụ thể, buổi sinh hoạt lần 2 xoay quanh hai chủ đề về đái tháo đường và bệnh thận mạn, sẽ diễn ra từ 9h-11h30 (thứ 5, ngày 19.11.2020). Tham dự buổi sinh hoạt, các bệnh nhân và người dân sẽ được hiểu rõ hơn về hai bệnh lý mạn tính đang ngày càng gia tăng và dễ gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh là đái tháo đường và bệnh thận mạn tính.

nhung dieu can biet ve dai thao duong va benh than man 629 5380895

Buổi sinh hoạt lần 2 sẽ được tổ chức tại Hội trường lầu 10, Bệnh viện Gia An 115 (Địa chỉ: số 05, đường 17A, Khu phố 11, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM).

Theo đó, tại buổi sinh hoạt, BS-CKII. Tạ Phương Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện Gia An 115, sẽ trình bày chủ đề Phòng ngừa – Phát hiện bệnh thận mạn . BS Dung là một chuyên gia đầu ngành về Thận học – Lọc m.áu – Ghép tạng tại Việt Nam, được đào tạo bài bản, chuyên sâu về thận và ghép tạng tại Cộng hòa Pháp và Vương quốc Bỉ, tác giả của hàng chục công trình nghiên cứu về điều trị thận, lọc m.áu, ghép tạng, hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội ghép tạng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Thận học TP.HCM…

Chủ đề thứ 2 của buổi sinh hoạt là Đái tháo đường – “Đại dịch” của thế kỷ được trình bày bởi BS-CKII. Trương Thị Vành Khuyên, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Gia An 115 – một bác sĩ giỏi với gần 25 năm kinh nghiệm, đặc biệt được đào tạo chuyên sâu về Nội tiết – Đái tháo đường.

Không chỉ được tiếp cận các thông tin y khoa một cách cụ thể, thiết thực, giúp phòng và trị bệnh hiệu quả hơn… người tham dự buổi sinh hoạt còn có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn. Cụ thể, 100 người đăng ký tham dự sớm nhất sẽ được nhận quà, đồng thời được tặng suất miễn phí công khám và tư vấn với bác sĩ (trị giá 150.000 đồng). Ngoài ra, tất cả những người tham dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ bệnh nhân Bệnh viện Gia An 115 lần này đều có cơ hội nhận được ưu đãi 20% cho gói khám tầm soát bệnh lý đái tháo đường.

Chính thức ra mắt vào ngày 15.10.2020, Câu lạc bộ bệnh nhân Bệnh viện Gia An 115 đã tạo ra một không gian sinh hoạt lành mạnh, thiết thực giữa các chuyên gia, bác sĩ Bệnh viện Gia An 115 và các người bệnh, người dân; đưa các thông tin y khoa tiếp cận người dân một cách nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội cho người dân tìm hiểu, trao đổi thông tin và tìm sự giúp đỡ y khoa khi cần.

Buổi sinh hoạt đầu tiên với hai chủ đề về tăng huyết áp và đột quỵ não đã có gần 100 người đến tham dự. Sau khi nghe trình bày của các chuyên gia, bác sĩ, người tham dự còn được các bác sĩ tận tình giải đáp các thắc mắc xung quanh hai bệnh lý này, như cách ăn uống để phòng ngừa đột quỵ, dấu hiệu nhận biết đột quỵ, tăng huyết áp không điều trị sẽ gặp nguy cơ gì…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *