Thục hoàng là tên thuốc trong y học cổ truyền từ củ hoàng tinh, còn gọi là củ cơm nếp. Dược liệu thu hái về gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, không bổ đôi, xếp vào chõ, đồ chín hoặc cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun gần cạn, phơi khô.
Làm nhiều lần như vậy đến khi củ mềm, mặt trong và mặt ngoài đều đen, không dính tay là được. Cuối cùng, phơi thật khô. Thục hoàng có thể chất mềm, dẻo, màu đen vị ngọt, mùi thơm, với thành phần hóa học chủ yếu là manose, polysaccharid, 4 saponin steroid là các kingianosid A, B, C, D.
Theo y học cổ truyền, thục hoàng tính bình, vào các kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận, chữa tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, miệng khô, kém ăn, phế hư, háo khát, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát.
Theo Nam dược thần hiệu, thục hoàng dùng riêng nấu nước uống hoặc tán bột ăn với cháo chữa các chứng hư tổn suy nhược. Hải Thượng Lãn Ông dùng thục hoàng phối hợp với thương truật, địa cốt bì, trắc bách diệp, thiên môn ngâm rượu uống cho mạnh gân cốt, làm đen tóc. Dưới đây là một số bài thuốc từ thục hoàng để bạn đọc tham khảo:
Thuốc bổ giảm mệt mỏi, sinh tân dịch: Thục hoàng 25g, ba kích 20g, đảng sâm 10g, thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 350, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng, pha thêm 100ml siro đơn. Ngày uống 3 lần trước 2 bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ.
Vị thuốc từ củ hoàng tinh.
Hoặc dùng bài: Thục hoàng 10g, ý dĩ 10g, sa sâm 8g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa thiếu m.áu: Thục hoàng 20g; hà thủ ô, thục địa, rễ đinh lăng, mỗi vị 10g; tam thất 8g. Tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 10g sắc uống.
Chữa y.ếu s.inh l.ý: Thục hoàng 20g; hà thủ ô, ý dĩ, rễ đinh lăng, hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa ho ra m.áu: Thục hoàng 50g, bách bộ 25g, bạch cập 25g. Tất cả tán bột, rây mịn, luyện với mật làm viên. Ngày 3 lần, mỗi lần 6g.
Ở Trung Quốc, thục hoàng cũng được dùng phổ biến để chữa những bệnh sau:
Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành tim: Thục hoàng, côn bố, mỗi vị 15g; bá tử nhân, thạch xương bồ, uất kim, mỗi vị 10g; diên hồ sách 6g, sơn tra 24g. Ngày dùng một thang, sắc uống, chia làm 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.
Chữa đái tháo đường: Thục hoàng 20g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 20g, trạch tả 10g, hoàng liên 10g, nhân sâm 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g.
Chữa huyết áp thấp: Thục hoàng 30g, đảng sâm 30g, cam thảo (chích) 10g. Sắc nước uống ngày một thang.
Chữa rối loạn thần kinh thực vật: Thục hoàng 180g; câu kỷ, sinh địa, bạch thược, hà thủ ô, mỗi vị 90g; đương quy, hoàng kỳ, đảng sâm, táo nhân ( sao), mỗi vị 60g; mạch môn, cúc hoa, hồng hoa, bội lan, xương bồ, viễn chí, mỗi vị 30g. Tất cả ngâm với 6 lit rượu trắng trong 2-4 tuần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml.
Khi hệ tim mạch bị suy giảm chức năng…
Theo thời gian hệ tim mạch cũng dần bị suy giảm chức năng, làm xuất hiện nhiều bệnh liên quan, nguy hiểm… Điều này thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể. Vậy làm sao để có hệ tim mạch khỏe mạnh?
T.uổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thế nào?
Khi độ t.uổi càng cao mọi bộ phận cơ thể đều lão hóa trong đó có hệ tim mạch. Ở người cao t.uổi thường thấy các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại, làm giảm lượng m.áu cung cấp cho các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp nên bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn, thường phải tăng đến khoảng 20% so với lúc còn trẻ.
Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi do đó dễ giãn ra. Sự tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng bù trừ của số mao mạch còn lại cũng giảm đi.
Thực tế nếu người cao t.uổi không có bệnh lý gì kèm theo thì khối lượng nặng của cơ tim thường giảm đi theo t.uổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái rõ hơn tim phải.
Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do giảm tính linh hoạt của xoang tim. Khi t.uổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim; lượng m.áu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần.
Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở người cao t.uổi.
Khi t.uổi càng cao các bệnh lý tim mạch thường gặp là cơn đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch m.áu não, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; ngoài ra còn gặp bệnh tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, suy tim, tắc nghẽn động mạch…
Cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu m.áu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy cần thiết, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Đối với nhồi m.áu cơ tim thì phần lớn các trường hợp là do cục m.áu đông hiện diện trong lòng mạch m.áu nuôi tim (động mạch vành) làm tắc mạch m.áu.
Tăng huyết áp cũng là vấn đề gặp ở người có t.uổi theo lão hóa và thời gian. Phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được bệnh, thực tế đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp; các triệu chứng khác có thể gặp là choáng, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… không đặc hiệu; một số triệu chứng tăng huyết áp có thể tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra phải đo huyết áp đúng phương pháp để xác định tình trạng tăng huyết áp với các chỉ số cụ thể.
Có thể nói xơ vữa động mạch là hiện tượng xơ hóa thành động mạch trung bình và động mạch lớn, biểu hiện chủ yếu là sự lắng đọng mỡ và các màng tế bào tại lớp bao trong thành động mạch gọi là mảng vữa. Triệu chứng xơ vữa động mạch diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn tiềm tàng chưa có biểu hiện bệnh lý, giai đoạn lâm sàng có triệu chứng thiếu m.áu của cơ quan điển hình, giai đoạn biến chứng các cơ quan do sự thiếu m.áu cục bộ gây ra; triệu chứng thường phụ thuộc vào các cơ quan bị tổn thương.
Cách nào giúp hệ tim mạch khỏe mạnh?
Việc lão hóa thì không chữa khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế và làm chậm quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Cần tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đều đặn. Hoạt động thể chất luôn đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe như: Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim…
Hệ tim mạch suy yếu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh lý tim mạch. Để phòng tránh suy tim nên: Tránh ăn quá nhiều muối, đường; hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn như thịt đỏ, sản phẩm sữa nguyên chất béo, thức ăn nhanh, chiên giòn, đồ hộp…; ăn nhiều rau, củ, quả; ăn hai hoặc nhiều phần ăn một tuần các loại cá như cá hồi, cá ngừ…; tránh xa rượu bia, chất kích thích.
Thực phẩm chứa chất béo tốt có lợi cho tim mạch.
Thay đổi lối sống: Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, đau tim, tiểu đường và trầm cảm. Vì khi thiếu ngủ, các mạch m.áu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về tim. Ngủ đúng giờ, không thức khuya, tránh ăn quá no hoặc không uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn.
Không hút thuốc: T.huốc l.á dù dưới hình thức nào thì nó cũng được sếp vào yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim. Khí carbon monoxide trong khói t.huốc l.á sẽ thay thế một lượng oxy trong m.áu. Hậu quả làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn bằng cách ép tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy.
Tránh căng thẳng: Vì căng thẳng làm tăng nguy cơ suy tim và các bệnh lý về tim khác. Khi căng thẳng sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm và tiết ra hormone adrenalin và cortisol. Hai hormone này làm tim đ.ập nhanh hơn, gây tăng huyết áp và m.áu c.hảy mạnh hơn. Bên cạnh đó, chính những hoạt động này có thể gây ra hiện tượng thiếu m.áu cục bộ. Ngoài ra hệ thần kinh giao cảm tác động lên thành mạch gây ảnh hưởng đến tế bào nội mạc. Hậu quả, gây lắng động cholesterol gây xơ vữa động mạch, đau tim, suy tim, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ….
Việc thực hiện một lối sống lành mạnh là việc nên thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường giúp điều trị kịp thời.
Sự lão hóa hay già hóa hệ tim mạch thường được ghi nhận từ những biến đổi ở tim, mạch m.áu, thành phần sinh hóa của m.áu và huyết áp…