Dịch vụ xăm môi làm đẹp hiện nay đang được rất nhiều chị em ưa chuộng và lựa chọn. Đây là phương pháp làm đẹp dễ, thời gian ngắn, nhưng cũng kéo theo nguy cơ hại sức khỏe.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Đỗ Thiện Trung – Phó Trưởng khoa laser và săn sóc da – BV Da liễu TƯ xoay quanh nội dung này.
PV: Thưa BS, khi phun xăm có thể xảy ra phản ứng nào có hại cho làn da?
Bác sĩ Đỗ Thiện Trung : Sau khi xăm có thể gặp những phản ứng có hại cho xa, có thể là tại chỗ hoặc toàn thân. Với tỷ lệ phản ứng thực ra chưa có một thống kê báo cáo tổng hợp rỡ ràng. Tuy nhiên những vấn đề phản ứng có hại thường gặp nhất đó là n.hiễm t.rùng. N.hiễm t.rùng có thể từ vi khuẩn như tụ cầu vàng diễn ra cao nhất trong 3 tuần đầu sau khi xăm.
Ngoài ra có một số loại n.hiễm t.rùng khác như lao thậm chí là phong. Có những báo cáo ghi nhận mắc phong sau nhiều năm xăm. N.hiễm t.rùng còn xảy ra do virus như viêm gan, HIV, HPV. Điều này có thể xảy ra khi quy trình xăm không được đảm bảo vệ sinh gây n.hiễm t.rùng cho người thực hiện xăm.
Thêm vào đó, phản ứng có hại khác có thể xảy ra đó là dị ứng với những chất ở trong mực xăm. Màu của mực xăm được tạo nên từ nhiều chất liệu. Mỗi người lại có thể bị dị ứng với những chất liệu khác nhau. Nếu ở mức độ nhẹ thì có thể bị ngứa, lên ban tại chỗ, thậm chí đã ghi nhận trường hợp bị sốc với mực xăm. Khi mực xăm không đảm bảo nguồn gốc, thậm chí mực xăm có thể chứa thủy ngân gây độc. Việc xăm mình còn có thể dẫn đến bệnh lý khác về da. Nó làm khởi phát một số bệnh như vảy nến, các dạng li ken.
Sau khi xăm có thể gặp những phản ứng có hại cho xa, có thể là tại chỗ hoặc toàn thân tùy từng mức độ khác nhau. (Nguồn ảnh: BS Đỗ Thiện Trung)
PV: Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu TW đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân xăm hình bị n.hiễm t.rùng, dị ứng mực xăm điển hình như thế nào?
Bác sĩ Đỗ Thiện Trung: Bệnh viện Da liễu TW tiếp nhận một số bệnh nhân sau khi xăm có biểu hiện n.hiễm t.rùng hoặc dị ứng với mực xăm. Phổ biến nhất là những phụ nữ đi xăm môi. Theo các báo cáo, màu mực xăm màu đỏ gây tỷ lệ dị ứng lớn hơn so với các màu xăm khác. Người bị dị ứng có biểu hiện từ đau rát nhẹ nhàng tại chỗ xăm sưng nề cho đến việc bị lên mụn mủ, mụn nước tại môi và các vùng da xung quanh môi.
Nó không chỉ gây da ảnh hưởng sức khỏe thân thể mà còn tổn hại về mặt tinh thần. Đã có trường hợp bệnh nhân sau khi bị dị ứng đi điều trị, tình trạng bệnh giảm từ từ, trong thời gian đó họ bị ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm lý thậm chí phải nghỉ việc và điều trị thêm về an thần do mất ngủ hoặc do rối loạn lo lắng thái quá về diễn biến của bệnh.
Tất cả các dụng cụ, mực xăm và kỹ thuật viên đều tác động trực tiếp lên cơ thể chúng ta. Nếu quy trình làm không đảm bảo vệ sinh có thể khiến lây nhiễm rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, HIV. (Nguồn ảnh: BS Đỗ Thiện Trung)
PV: Hiện nay, các cửa hàng phun xăm thẩm mỹ mọc lên như nấm, thậm chí phổ biến tới độ có dịch vụ phun xăm tại nhà. Chỉ cần một cú điện thoại ngay lập tức sẽ có người mang dụng cụ đến địa chỉ theo yêu cầu để phun xăm. Vậy, để tránh các biến chứng trong xăm hình, bác sĩ có khuyến cáo như thế nào? Những ai tuyệt đối không nên xăm hình?
Bác sĩ Đỗ Thiện Trung: Khi có nhu cầu đi xăm cần tìm đến cơ sở uy tín. Tất cả các dụng cụ, mực xăm và kỹ thuật viên đều tác động trực tiếp lên cơ thể chúng ta. Nếu quy trình làm không đảm bảo vệ sinh có thể khiến lây nhiễm rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, HIV. Đó sẽ là điều vô cùng đáng tiếc khi đi làm đẹp.
Một số người cần cân nhắc khi đi xăm đó là người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch hoặc đái tháo đường. Những người này có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Ngoài ra bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân sử dụng thuốc ứng chế miễn dịch, người có t.iền sử dị ứng với chất màu, chất nhuộm cần hết sức lưu ý vì khi đưa mực xăm vào cơ thể là đưa các yếu tố mới có thể có những phản ứng toàn thân từ ngứa ngáy thậm chí bị sốc. Với những người xăm môi cần lưu ý nếu bị viêm da cơ địa, bị n.hiễm t.rùng, tấy đỏ vùng môi đặc biệt bị herpes (mụn rộp) ở môi không nên thực hiện phun xăm.
Với những người xăm môi cần lưu ý nếu bị viêm da cơ địa, bị n.hiễm t.rùng, tấy đỏ vùng môi đặc biệt bị herpes (mụn rộp) ở môi không nên thực hiện phun xăm. (Nguồn ảnh: BS Đỗ Thiện Trung)
PV: Với những người đang mang thai hoặc cho con bú thì có thể phun xăm hay không thưa BS?
Bác sĩ Đỗ Thiện Trung: Trong mọi thủ thuật phụ nữ có thai và cho con bú về nguyên tắc đều chống chỉ định tương đối. Trong việc xăm thẩm mỹ thì phụ nữ có thai và cho con bú cần hết sức cân nhắc.
PV: Sau khi xăm cần lưu ý điều gì và khi nào càn đến thăm khám bác sĩ?
Bác sĩ Đỗ Thiện Trung: Khi xăm cần theo dõi vùng da có những biến đổi như thế nào. Nếu vùng da bị tấy đỏ, có mủ, đau nhức cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu. Từ đó các bác sĩ sẽ khám và xét nghiemẹ nếu cần thiết để tìm ra phương pháp điều trị. Không nên để tình trạng nặng mới đến bệnh viện vì khi đó việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian.
PV: Trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Quảng Ngãi: Kiến ba khoang lại hoành hành
Khoảng 1 tháng qua, kiến ba khoang xuất hiện ở nhiều địa phương của Quảng Ngãi. Không ít người bị dính độc tố của kiến ba khoang gây sưng tấy, mụn mủ, phồng rộp, hoại tử da.
Xuất hiện khắp nơi
Chị Nguyễn Thị Th. (phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) vừa xin phép cho con gái 4 t.uổi nghỉ học để đưa đi khám bác sĩ.
“Mấy hôm nay trong nhà thấy có kiến ba khoang. Sau đó thấy vùng da cổ của con phồng rộp, nổi đốm đỏ, đau rát… chắc là bị dính độc tố của kiến ba khoang rồi”, chị Th. Cho biết.
Cũng chung tình trạng như chị Th., vợ chồng anh Nguyên Kh. (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) cũng đưa con đi khám vì liên quan đến kiến ba khoang. “Đi khám, lấy thuốc bôi bớt rồi lại bị. Kiến ngày nào cũng vào nhà”, anh Kh. nói.
Vết phồng rộp do độc tố từ kiến ba khoang.
Còn chị Trần Thị L. (xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi) thì lại kém may mắn hơn khi cả mẹ lẫn con đều là nạn nhân của loài sinh vật này.
“Lúc trông thấy một số kiến bò trong nhà, sợ bị đốt nên con lấy tay g.iết. Sau đó lại vô tình sờ tay lên mắt, lên mặt thì thấy bỏng rát như dính axit. Tìm hiểu thông tin trên mạng mới biết mình đã g.iết kiến ba khoang, dính phải độc tố của kiến”, chị L. kể.
Vết thương của mình chưa kịp lành thì con nhỏ của chị L. cũng bị dính độc tố của kiến ba khoang. Vùng tay của con bị nổi mụn đỏ khắp cánh tay, 2 ngày sau da l.ở l.oét lan rộng, cháu quấy khóc suốt ngày khiến gia đình chị mất ăn mất ngủ. Chị mang cháu đi khám bác sĩ da liễu chẩn đoán bị kiến ba khoang đốt.
Một tháng qua, các phòng khám chuyên da liễu trên địa bàn TP Quảng Ngãi đông nghịt người đến khám vì tiếp xúc kiến ba khoang. Đa phần bệnh nhân bị tổn thương nặng vì sau 3 – 5 ngày xuất hiện các đốm đỏ trên da mới đi khám bệnh.
Người dân rất lo lắng vì kiến ba khoang xuất hiện khắp ngóc ngách trong nhà. Không ít người bị dính độc tố của loài kiến này gây sưng tấy, mụn mủ, phồng rộp, hoại tử da.
Không nên tự chữa trị
Bác sĩ chuyên khoa da liễu Mai Văn Bắc – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trong một tháng qua, một nửa số lượng bệnh nhân đến phòng khám da liễu liên quan đến kiến ba khoang.
Bắt đầu từ mùa mưa là mùa sinh sản của kiến ba khoang. Buổi tối kiến theo ánh sáng bay vô nhà bám vào quần áo, gường chiếu, bàn ghế… Mọi người dùng tay g.iết hoặc vô tình đụng chạm vào kiến, khiến độc tố trong cơ thể kiến tiết ra gây tổn thương vùng da bị tiếp xúc.
Theo bác sĩ, cách xử lý tốt nhất là rửa sạch vùng da vừa tiếp xúc với kiến càng nhanh càng tốt bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc xà phòng dịu nhẹ để trung hòa hoặc giảm bớt độc tố thẩm thấu nhanh vào da, hạn chế sự kích ứng trên da. Nếu không rửa sạch sẽ khiến viêm da, da đỏ, có dịch tiết kèm theo vết trầy loét, mụn nước nhỏ, tùy theo mức độ bệnh.
Kiến ba khoang xuất hiện ở nhiều nơi.
Cũng theo bác sĩ Bắc, thông thường trong kiến ba khoang có nhiều loại vi khuẩn, vi trùng, nấm… bám theo. Vì thế khi xuất hiện biểu hiện bệnh, mọi người nên đến các phòng khám da liễu để khám, chữa trị kịp thời. Nếu chậm trễ dễ gây ra biến chứng khiến vùng da bị loét sâu, n.hiễm t.rùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm nặng hơn. Thời gian chữa trị sẽ kéo dài. Đặc biệt với t.rẻ e.m vì da trẻ nhỏ nhạy cảm tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà vì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Kiến ba khoang hay còn gọi là kiến cong, kiến gạo, kiến khoang… Khác với các loại kiến khác, kiến ba khoang có đầu, thân giữa và đuôi màu đen, màu đen xen kẽ hai khoan màu vàng cam. Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
Theo bệnh viện Da liễu Trung ương, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ. Độ gây bỏng mạnh gấp 100 – 150 lần axít sunfuric đậm đặc, vì thế khi tiếp xúc vào da có thể gây bỏng.
Nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc b.ị g.iết có thể làm tổn thương da người. Nếu để lâu có thể bị n.hiễm t.rùng da