Theo bác sĩ Thân Mạnh Hùng, việc xử lý sau phơi nhiễm rất quan trọng, giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc HIV.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết phơi nhiễm HIV là tình huống có tiếp xúc trực tiếp m.áu, các dịch cơ thể của người mắc HIV hoặc nghi ngờ, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.
Các trường hợp phơi nhiễm HIV
Theo cơ quan này, chúng ta chia ra 2 loại phơi nhiễm là do nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp (tại cộng đồng).
Phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp thường gặp ở những người làm nghề y như bị kim đ.âm khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy m.áu xét nghiệm; vết thương do dao mổ và các dụng cụ y tế sắc nhọn khác có dính m.áu hoặc dịch cơ thể của người bệnh gây tổn thương. Phơi nhiễm do nghề nghiệp còn gặp ở trong một số ngành như công an, quân đội…, khi làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm.
Phơi nhiễm với HIV không do nghề nghiệp là những trường hợp tiếp xúc m.áu, dịch cơ thể có khả năng làm lây nhiễm HIV. Chúng ta thường gặp ngoài cộng đồng như quan hệ t.ình d.ục không sử dụng b.ao c.ao s.u hoặc bị vỡ, rách; sử dụng chung bơm kim tiêm với người nghiện ma tuý; vết thương do đ.âm phải kim hoặc vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng, có dính m.áu nhìn thấy được; vết thương do người nghi nhiễm HIV cắn gây c.hảy m.áu.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những tình huống dẫn tới phơi nhiễm HIV. Ảnh: Everydayhealth.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết một người được kết luận phơi nhiễm HIV khi tiếp xúc trực tiếp m.áu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV qua da bị tổn thương hoặc niêm mạc.
Không phải tất cả trường hợp tiếp xúc trực tiếp m.áu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ đều mắc căn bệnh này. Bởi điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ. Theo bác sĩ Hùng, việc xử lý sau phơi nhiễm rất quan trọng, giúp bạn hạn chế được nguy cơ lây nhiễm HIV.
Làm gì khi bị phơi nhiễm?
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho hay phơi nhiễm với HIV phải được xử lý càng sớm càng tốt, không nên để quá 72 giờ.
Người bị tai nạn cần thực hiện xử lý vết thương tại chỗ, đúng cách:
Vết thương da c.hảy m.áu: Rửa ngay dưới vòi nước, để vết thương tự c.hảy m.áu trong thời gian ngắn, không nặn bóp. Bạn cần rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng với các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%, xúc miệng nước muối sinh lý nhiều lần.
Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt : Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong 5 phút.
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy đ.ánh giá nguy cơ phơi nhiễm. Theo bác sĩ Hùng, trường hợp được cho là nguy cơ cao khi tổn thương qua da sâu, c.hảy m.áu nhiều. M.áu và các dịch của người nhiễm HIV b.ắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Trường hợp nguy cơ thấp là khi tổn thương da nông và không c.hảy m.áu hoặc rất ít. M.áu và chất dịch cơ thể b.ắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét.
M.áu và chất dịch cơ thể của người bệnh b.ắn vào vùng da lành, không tổn thương thuộc trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm.
Những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm không cần điều trị. Trường hợp có nguy cơ thấp hoặc cao có thể điều trị dự phòng bằng ARV.
Trường hợp phơi nhiễm HIV có thể điều trị dự phòng bằng ARV. Ảnh: Quỳnh Trang.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thuốc ARV từ lâu đã được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là biện pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV nhờ vào tác dụng của thuốc kháng virus – ARV.
Những nghiên cứu khoa học thực nghiệm cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ vào khoảng 90- 95%. Hiệu quả của phương pháp này giảm dần theo thời gian và được cho là có ít hoặc không còn giá trị nếu sử dụng thuốc ARV sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV tốt nhất là 2-6 tiếng sau khi bị phơi nhiễm.
Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, người bị phơi nhiễm cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc thông qua các xét nghiệm công thức m.áu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT thời điểm bắt đầu điều trị và sau 2 tuần, xét nghiệm đường m.áu.
Đồng thời, người dân cũng cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm không bị lây nhiễm bệnh này.
Quảng Ngãi lần đầu tiếp nhận kỹ thuật thay khớp gối
Ngày 19.11, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã tiến hành ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo toàn phần lần đầu tiên với sự hỗ trợ chuyển giao của của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hỷ đến từ Bệnh viện Trung ương Huế.
Phẫu thuật thay khớp gối là kỹ thuật đặc biệt phức tạp, yêu cầu cao về nhân lực và cơ sở vật chất. Đây lại là phương pháp tối ưu dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối nặng, lâu năm, giúp người bệnh chấm dứt cơn đau, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hỷ- Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Thoái hóa khớp gối có nghĩa là lớp sụn các khoang của khớp gối bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Trường hợp này buộc phải bỏ các tổ chức thương tổn và thay vào đó các vật liệu nhân tạo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn tiến hành tập phục hồi chức năng để cải thiện vận động sau mổ cũng như cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.
Ca phẫu thuật chuyển giao kỹ thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
Để triển khai kĩ thuật này, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã cử 4 bác sĩ chuyên khoa ngoại chấn thương đi đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đồng thời, đầu tư thêm các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng để thực hiện kĩ thuật này ngay tại bệnh viện.
Sau khi thực hiện thành công kĩ thuật thay khớp háng, đến nay Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã tiến đến thay khớp gối toàn phần- một trong những kĩ thuật hiện đại trong điều trị bệnh lĩnh vực xương khớp. Nền tảng này là cơ sở để Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục đào tạo, nhận chuyển giao các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại để xứng tầm của Bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho người dân.