Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ vì họ sẽ phải ăn cho hai người, luôn phải lưu ý đến cả sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mình.
Trong giai đoạn này, các bác sĩ thường khuyên người mẹ về những điều mà họ nên và không nên làm, khiến người mẹ càng thận trọng hơn với những thực phẩm họ tiêu thụ và các hoạt động mà họ có thể theo đuổi. Một trong những mối quan tâm như vậy là liệu uống cà phê có lợi bất cập hại do hàm lượng caffein gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho thai nhi hay không.
Các hướng dẫn khác nhau về lượng cafein chấp nhận được để phụ nữ mang thai có thể uống đều nói rằng tiêu thụ từ 200 đến 300 mg mỗi ngày là an toàn cho phụ nữ khi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa và Y tế Quốc gia của Úc khuyến nghị không vượt quá 300 mg mỗi ngày, nhưng điều này còn đang chờ xem xét.
Hội Sản Phụ khoa Mỹ và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đề nghị hạn chế lượng caffein ở mức 200 mg hoặc ít hơn mỗi ngày. Theo lời khuyên của EPSA, phụ nữ mang thai có thể uống 3 tách cà phê hòa tan mỗi ngày. Tuy nhiên, EPSA cho biết cà phê pha có chứa nhiều caffein hơn, do đó không thể tiêu thụ với cùng lượng như vậy.
Lý do đề xuất những hạn chế này là vì caffein được tiêu hóa và chuyển hóa với tốc độ chậm hơn nhiều ở phụ nữ mang thai, có khả năng đi đến thai nhi qua bánh rau và đi vào m.áu. Thai nhi trong giai đoạn phát triển sẽ không thể chống lại những nguy cơ liên quan đến việc hấp thụ caffein. Khi tiếp xúc với caffein, chất này sẽ tích tụ trong cơ thể cũng như não của em bé chưa chào đời.
Một tổng kết các nghiên cứu đã phân tích cơ chê caffein ảnh hưởng đến thai nghén cho thấy khả năng sinh con nhẹ cân, chuyển dạ sớm và sảy thai cao hơn. Tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ caffein có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé đều chỉ thuần túy là quan sát và ngẫu nhiên. Do đó, chưa thể xác định mối quan hệ nhân quả với các nghiên cứu dược lý hiện có.
Hannah Dahlen, giảng viên và là phó hiệu trưởng, Trường Điều dưỡng và Hộ sinh tại Đại học Western Sydney, nói rằng phụ nữ có ác cảm tự nhiên với cà phê trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này cũng xảy ra khi khả năng sảy thai ở mức cao nhất, giúp phụ nữ dễ dàng tránh hoàn toàn đồ uông. Dahlen gợi ý cà phê và trà khử caffein cho phụ nữ vẫn thèm cà phê hàng ngày.
Phụ nữ cũng phải thận trọng sau sinh. Các bà mẹ cho con bú có thể muốn giảm lượng caffein vì chất này có thể truyền sang em bé và khiến trẻ quấy khóc và khó ngủ.
Đẩy lùi căn bệnh đáng sợ nhờ uống… cà phê!
Thói quen uống cà phê hằng ngày có thể giúp giảm rõ ràng nguy cơ rối loạn nhịp tim – một tình trạng có thể khởi nguồn cho nhiều vấn đề tim mạch nguy hiểm.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Nhịp tim – HRS 2020 – cho thấy càng uống nhiều tách mỗi ngày thì lợi ích càng gia tăng.
Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Eun-Jeong Kim từ Đại học California ở San Francisco (Mỹ) đã khảo sát hơn 357.000 người về sức khỏe tim mạch và mức độ tiêu thụ caffein.
Cà phê có thể giúp đẩy lùi chứng rối loạn nhịp tim – ảnh minh hoạt từ Internet
Kết quả này hoàn toàn ngược lại với mối lo ngại của nhiều người rằng cà phê sẽ kích thích khiến nhịp tim bị nhanh và bất ốn. Vì vậy, những người gặp vấn đề về nhịp tim không những không cần tránh né loại thức uống ngon lành này, mà còn có thể tiêu thụ khá nhiều – vì khảo sát cho thấy lợi ích phát huy tốt nhất ở nhóm uống 5 ly/ngày trở lên.
Đây không phải lần đầu tiên cà phê được chứng minh là thức uống tốt cho sức khỏe. Từng có các công trình cho thấy thức uống này có lợi cho hệ tim mạch, gan, thận, hệ thống chuyển hóa, chức năng t.ình d.ục… với mức khuyến cáo phổ biến là từ 1-6 ly/ngày.
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng phổ biến như dễ hồi hộp, tim đ.ập nhanh, đ.ánh trống ngực, hoặc cũng có trường hợp không rõ triệu chứng. Nếu không được điều trị, kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng nặng, đe dọa sức khỏe và thậm chí gây tư vong, bao gồm suy tim, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ…