Thích lê tử tên khác là đường quán tử, kim anh tử. Thường gặp trên các đồi cây bụi thấp ở miền núi, nương rẫy.
Y học hiện đại dùng thích lê tử giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cầm m.áu, chữa thần kinh bất định, lo âu, trằn trọc, khó ngủ. Đông y lại dùng thích lê tử làm thuốc bổ thận, ích tinh, tráng dương, thu liễm, chỉ tả.
Để làm thuốc, quả hái về chà xát sao cho rụng hết gai rồi bổ đôi, nạo sạch hạt và lớp lông tơ bên trong quả, phơi hoặc sấy khô (không để sót hạt). Dược liệu có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình. Liều dùng hằng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc bột hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa thận hư, liệt dương, di tinh: Thích lê tử 15g, ba kích 12g, thục địa 12g, sơn thù du 12g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa tiểu đường, di tinh: Thích lê tử, thạch hộc, mạch môn, sa sâm, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g; quy bản 8g, sắc uống ngày một thang.
Thích lê tử vị thuốc bổ thận, tráng dương.
Chữa suy nhược thần kinh, di mộng tinh, hoạt tinh, viêm ruột : Thích lê tử 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Thích lê tử và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ cho vào một túi vải cùng với tua sen, sắc kỹ với 3 lít nước lấy 1 lít, lọc kỹ, để riêng, tiếp tục sắc với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 0,5 lít, lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước, thêm đường, khuấy tan, cô đặc còn 1 lít là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Chữa tiểu són, tiểu dắt: Thích lê tử 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Sắc uống.
Chữa tỳ hư, đại tiện lỏng: Thích lê tử 10g, phục linh 10g, đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, hạt sen 15g. Sắc uống trong ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm, ù tai, chân tay tê mỏi: Cao quả thích lê tử 184g, hoàng bá, khiếm thực, mỗi thứ 180g; sa sâm nam, sơn dược, mỗi thứ 120g; hạt sen, tỏa dương, táo nhân, mạch môn, liên tu, tri mẫu, long cốt, mẫu lệ, mỗi thứ 75g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn đều, hoàn viên. Ngày uống 6g.
Ngoài ra rễ và lá thích lê tử cũng được dùng làm thuốc. Rễ rửa sạch, bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu cho đặc để càng lâu càng tốt, chữa chứng phong tê bại, đau nhức chân tay ( Nam dược thần hiệu ). Lá cây thích lê tử, dùng ngoài, giã nát đắp vào nơi tổn thương sưng tấy, l.ở l.oét, bỏng.
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với một loài cây gọi là thích lê tử hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách, cần nhớ nhất là nguyên tắc số 3!
Sự thay đổi thời tiết thất thường kết hợp với độ ẩm thấp khiến nhiều người phải nhập viện do mắc các bệnh đường hô hấp hay dị ứng.
Làm cách nào để chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách? Nguyên tác nào cần chú ý nhất?
Chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh là việc làm cần thiết giúp bạn tránh xa khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, dị ứng hay da liễu.
1. Tại sao mùa hanh khô lại dễ mắc bệnh?
Các nhà khoa học đã giải thích, mùa hanh khô có kiểu thời tiết đặc trưng là nắng hanh, độ ẩm thấp cùng với sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa sáng – trưa – tối. Đây là kiểu thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Thêm vào đó, với những người có sức đề kháng yếu, vi sinh vật có thể nằm trong hệ hô hấp, xoang mũi của bạn chờ tới khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ ngay lập tức tấn công và gây bệnh. Nhóm đối tượng cần lưu ý tới việc chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh là người cao t.uổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có t.iền sử suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh nền liên quan tới hô hấp và dị ứng.
2. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách
2.1. Uống đủ nước hàng ngày
Khi trời hanh khô, nắng nóng nhiều người có thói quen uống nước lạnh mà không biết rằng uống nước lạnh không phải là một thói quen tốt cho cơ thể.
Chẳng hạn như với những người đang bị viêm họng do vi khuẩn hay virus thì việc uống nước đá sẽ khiến các tuyến tiết dịch bị suy giảm chức năng từ đó gây ra tình trạng khô rát cổ họng, dịch nhầy không được tiêu và gây vướng dẫn tới cần khạc nhổ nhiều, khiến tình trạng viêm họng bị nặng thêm.
Hạn chế uống nước lạnh, nên uống nước ấm và uống đủ nước hàng ngày (Ảnh: Internet)
Do vậy mà vào mùa khô hanh, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên uống nước lạnh mà nên uống nước ấm để bảo vệ hệ miễn dịch và men răng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cơ thể phải hao phí một lượng năng lượng nhất định giúp hóa giải nước lạnh sẽ khiến sức đề kháng suy yếu hơn.
2.2. Nên tắm sớm và tắm bằng nước ấm
Nguyên tắc này không chỉ nên lưu ý để chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh mà nên chú ý trong cả mùa lạnh.
Việc tắm muộn và tắm bằng nước lạnh làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ – nguy hiểm tới tính mạng. Các bác sĩ cho biết, việc khí lạnh xâm nhập đột ngột vào cơ thể thông qua lỗ chân lông sẽ khiến mạch m.áu co lại đột ngột. Chính điều này là nguyên nhân gây ra nhiều cơn đột quỵ. Ngoài ra thì tắm đêm muộn còn gây ra nhiều tác hại khác. Bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Nên tắm sớm và tắm bằng nước ấm để tránh cảm lạnh và đột quỵ (Ảnh: Internet)
Do đó để chăm sóc sức khỏe mùa khô hanh đúng cách thì bạn cần tắm sớm và tắm bằng nước ấm. Phòng tắm nên kín gió, không nên có khe hở khiến gió lùa vào. Khi tắm xong nên lau thật khô người và mặc quần áo vào ngay.
2.3. Bỏ thói quen “đắp chăn bật quạt”
Thói quen “đắp chăn bật quạt” được nhiều người cho rằng sẽ giúp họ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên vào ban đêm mùa thu, nhiệt độ và độ ẩm không khí xuống thấp khiến thời tiết lạnh hơn ban ngày. Nếu bật quạt thẳng vào người có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bị lạnh bụng hay đau nhức đầu.
Tốt nhất, bạn chỉ nên bật một lúc rồi hẹn giờ để tắt đi trước khi đi ngủ để đảm bảo cho sức khỏe.
2.4. Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
Có một sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại sự xâm nhập và gây bệnh vào mùa khô hanh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, với thời tiết hanh khô như hiện tại thì vitamin C và thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu omega-3 sẽ giúp củng cố hàng rào kháng khuẩn của cơ thể.
Bổ sung các loại trái cây và rau củ giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)
Đồng thời nên hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích như caffein vì chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2.5. Đừng quên sử dụng kem dưỡng da
Mùa hanh khô có thể khiến làn da bị mất nước. Ngoài việc bù nước thông qua nước uống và các thực phẩm giàu vitamin B và vitamin E thì chăm sóc da bằng các loại kem dưỡng cũng đem lại các những hiệu quả nhất định.
Những loại kem dưỡng lành tính có thành phần thiên nhiên, không cồn như dầu dừa, lô hội hay dầu ô-liu sẽ giúp bạn có làn da căng bóng và mọng nước hơn.
Sử dụng kem dưỡng da giúp tránh khô da và bù ẩm hiệu quả (Ảnh: Internet)
Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho mùa hanh khô cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Không lựa chọn những sản phẩm có chúa cồn, glycolic vì khi kết hợp với gió khô hanh sẽ khiến da bị nứt nẻ hơn
– Ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên, an toàn cho da
– Cần tẩy trang sạch sẽ trước khi chăm sóc, dưỡng ẩm cho da, tránh gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
2.6. Bù ẩm không khí, giữ không khí trong nhà sạch sẽ
Do tính chất khô hanh và mũi của bạn cũng dễ bị ngạt hơn. Vì thế mà bạn nên bù ẩm cho phòng ngủ hay phòng làm việc, nhất là đối với những người có niêm mạc mũi dễ bị kích ứng.
Bạn có thể sử dụng các thiết bị tạo ẩm chuyên dụng hoặc đặt một chậu nước trong phòng để thay thế. Việc bù ẩm cho không khí là bắt buộc đối với những gia đình có thói quen sử dụng điều hòa 2 chiều hoặc máy sưởi.
Ngoài ra, cần chú ý tới việc vệ sinh sạch sẽ không gian nhà ở để tránh ô nhiễm không khí trong nhà, có thể gây ra các bệnh hô hấp hay dị ứng.