Vì sao người mắc bệnh vi khuẩn “ăn t.hịt n.gười” ở miền Trung tăng đột biến?

Chưa đầy 2 tháng, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp nhận 29 ca bệnh Whitmore, trong đó có 2 trường hợp đã t.ử v.ong do bệnh nặng.

vi sao nguoi mac benh vi khuan an thit nguoi o mien trung tang dot bien c9f 5400289

Một bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng

Ngày 25/11, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, 2 tháng gần đây, Bệnh viện tiếp nhận đến 29 ca bệnh Whitmore. Các bệnh nhân phần lớn đến từ các địa phương vừa trải qua mưa lũ như Quảng Nam, Nghệ An, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Trước đó, từ ngày 1/1 đến hết tháng 9, bệnh viện chỉ tiếp nhận 4 ca bệnh Whitmore

“Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Loại khuẩn này còn gọi là “khuẩn ăn t.hịt n.gười”, thường sống ở đất và nước. Chúng xâm nhập qua những vết trầy xước của người tiếp xúc. Vi khuẩn có thể xâm nhập đến các cơ quan trong cơ thể con người.”

Trong số 29 bệnh nhân nêu trên, có 3 bệnh nhân nặng được chuyển từ Khoa Y học nhiệt đới sang Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Hiện, 2 trường hợp đã t.ử v.ong (một người ở Quảng Nam, một ở Quảng Ngãi).

Đang điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, bệnh nhân D.V.T. (sinh 1974, trú huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết, đợt lụt vừa qua, nhà ông bị ngập lụt. Sau thời gian ngâm nước và lội bùn non dọn dẹp nhà cửa, ông T. bị sốt cao nhiều ngày nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam điều trị. Sau thời gian điều trị tại, ông T. được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng), bệnh Whitmore thường gặp vào mùa mưa, tập trung tháng 7 – 11 hàng năm. Thời gian ủ bệnh thường 1-21 ngày, trung bình là 9 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa vào tình trạng n.hiễm t.rùng. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính và ung thư có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này.

Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore đa dạng, phức tạp như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe phổi, áp xe ở gan, lách, n.hiễm t.rùng huyết, suy đa phủ tạng, thường chẩn đoán nhầm với bệnh khác như: bệnh viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, bệnh n.hiễm t.rùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Do đó, để phòng bệnh Whitmore, bác sĩ Hàm khuyến cáo người dân cần chủ động hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất, nước, bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng.

“Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm, găng tay cao su, ủng cao su… và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch sẽ trước và ngay sau khi tiếp xúc”, bác sĩ Hàm cho hay.

Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng đa dạng

Khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Whitmore, các cơ sở y tế cần tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, viện để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Theo thông tin từ một số bệnh viện tại khu vực miền Trung, sau mưa bão, số trường hợp mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có xu hướng gia tăng.

Trước tình hình này, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện một số nội dung để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và giảm tỷ lệ t.ử v.ong.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore cho toàn bộ nhân viên. Bệnh này có biểu hiện lâm sàng đa dạng và khó chẩn đoán. Vì vậy, khi có trường hợp nghi ngờ, các cơ sở y tế cần tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, liên viện để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

benh whitmore co bieu hien lam sang da dang b05 5398297

Bàn chân phải của bệnh nhân lở, loét – đây là vị trí được nghi ngờ là điểm tiếp xúc khiến vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei xâm nhập vào cơ thể. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Ngoài ra, công tác truyền thông trong bệnh viện cũng cần được đẩy mạnh để người dân hiểu về nguy cơ mắc, cách phòng, chống và chủ động ngừa dịch.

Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết mỗi năm, đơn vị này ghi nhận trên 10 ca mắc bệnh Whitmore, trong đó chỉ khoảng 1/10 số bệnh nhân bị t.ử v.ong.

“Sau những đợt lũ liên tiếp, số ca bệnh Whitmore tăng đột biến do nước lũ phát tán vi khuẩn gây bệnh đi nhiều nơi”, bác sĩ Lâm cho hay.

Đây là loại ít gặp, không thành dịch nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ t.ử v.ong cao. Đặc biệt, những trường hợp có nguy cơ cao, hệ miễn dịch kém dễ rơi vào nguy hiểm khi bị Whitmore tấn công.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa t.uổi. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường, gout, suy giảm hệ miễn dịch…, có nguy cơ mắc và bị nặng hơn. Những người lao động chân tay, tiếp xúc thường xuyên với bùn, đất như nông dân cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Ngoài ra, t.rẻ e.m dễ mắc khi chúng vô tình tiếp xúc bùn đất, vi khuẩn trên đồ chơi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *