Tắm đêm từ 7 giờ tối cho đến 1 giờ sáng có thể đặt bạn vào nguy cơ đột tử cao hơn.
Tắm là một hoạt động rất bình thường, diễn ra hàng ngày để giúp chúng ta làm sạch và thư giãn cơ thể. Nhưng phòng tắm đôi khi cũng có thể trở thành một cái bẫy mà bạn chủ quan hoặc không hề hay biết. Thống kê cho thấy chỉ tính riêng ở Nhật Bản, mỗi năm đã có 19.000 ca t.ử v.ong xảy ra trong phòng tắm.
Các ca t.ử v.ong xảy ra vì nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm. Nhiệt độ thay đổi mạnh dẫn đến đột tử vì tăng hoặc hạ huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, suy tim cấp, nhồi m.áu não…
Các ca t.ử v.ong xảy ra trong nhà tắm thường tập trung vào các khung giờ tối, từ 19 giờ trở ra cho đến 1 giờ sáng. Vì vậy, tắm đêm thực sự có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đột tử. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn không vô tình biến phòng tắm thành một cái bẫy c.hết người:
1. Không tắm khi cơ thể còn đang nóng
Đây là một sai lầm phổ biến thường xảy ra trong mùa hè. Khi mới đi làm hoặc đi tập thể dục về, chúng ta thường có tâm lý muốn lao ngay vào nhà tắm để hạ nhiệt cơ thể bằng một vòi sen lạnh xả thẳng vào đầu và vào người.
Thật nguy hiểm, đó lại là một trong những hành động có thể tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ mạnh. Nhẹ thì bạn có thể bị cảm lạnh sau khi tắm, nặng thì nó có thể gây tăng huyết áp do mạch m.áu bị co lại, và thậm chí có thể gây đột tử.
2. Đừng tắm quá lâu
Tắm mang lại nhiều lợi ích và khiến cơ thể bạn thư giãn. Tuy nhiên tắm quá lâu có thể gây tác dụng ngược. Việc ngâm mình trong nước quá lâu có thể khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, nội tạng. Bạn sẽ dễ đặt mình vào nguy cơ cảm lạnh khi tắm lâu. Tương tự, tắm lâu cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch m.áu, huyết áp, dẫn đến ngất xỉu và thậm chí có thể gây t.ử v.ong.
3. Đừng tắm khi cơ thể đang đói hoặc mệt mỏi
Thông thường, chúng ta nghĩ tắm sẽ giúp xua tan mệt mỏi và khiến bạn thấy sảng khoái hơn. Nhưng đây là một sai lầm. Bởi khi đói hoặc mệt, khả năng lưu thông m.áu của bạn đang giảm. Tắm lúc này có thể đặt bạn vào nguy cơ ngất, bất tỉnh hoặc t.ử v.ong nếu huyết áp hạ quá thấp.
4. Hạn chế tắm đêm
Các nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra từ 19 giờ đến 1 giờ sáng là thời điểm các ca đột tử khi tắm hay xảy ra nhất. Nguyên nhân có thể đến từ sự chênh lệch nhiệt độ lớn hơn vào ban đêm
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước tắm (dù là tắm nước lạnh trong mùa hè hay nước nóng trong mùa đông) với nhiệt độ môi trường là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới huyết áp của bạn. Nó có thể gây ra hiện tượng thiếu m.áu cục bộ hoặc nhồi m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê hoặc thậm chí t.ử v.ong khi bạn tắm đêm.
5. Đừng nằm điều hòa sau khi tắm
Nhiệt độ giảm đột ngột ngay sau khi tắm sẽ ảnh hưởng xấu đến lưu lượng m.áu đến hoạt động trong cơ thể. Nó có thể khiến m.áu lên não bị chậm, không những thế còn ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp trên toàn cơ thể. Đặc biệt, những người có sức khỏe và suy yếu miễn dịch không nên nằm điều hòa ngay sau khi tắm. Nó có thể gây co giật và đột quỵ.
6. Đừng tắm ngay sau khi thức dậy
Một đêm hè nóng nực có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhễ nhại và thấy khó chịu khi thức dậy. Điều đầu tiên bạn nghĩ đến là phải đi tắm. Nhưng hãy đợi một chút. Tắm ngay khi thức dậy với cái bụng trống rỗng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu thậm chí gây ra hiện tượng hạ huyết áp, đột quỵ giống với tắm đêm.
Do đó, lời khuyên là hãy ăn một bữa điểm tâm trước khi vào phòng tắm.
7. Đừng để sàn phòng tắm quá trơn
Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết mỗi năm ở Mỹ có hơn 230.000 tai nạn và thương tích xảy ra trong phòng tắm. Gần 20% các trường hợp này là do trượt ngã. Vì vậy, có lẽ bạn nên đặt những tấm thảm chống trượt trong nhà tắm, hoặc sử dụng ván gỗ dành riêng cho nhà tắm để hạn chế sự đọng nước trên sàn, gây ra những tai nạn đáng tiếc.
8. Đừng tắm khi có sấm sét
Sấm sét có thể đ.ánh vào đường dây điện hoặc đường ống nước khiến nhà tắm của bạn bị nhiễm điện. Do đó, đừng tắm khi trời đang mưa và có sấm sét.
9. Giặt và vệ sinh khăn mặt, khăn tắm thường xuyên
Khăn mặt và khăn tắm có thể là một địa điểm tuyệt vời cho các vi khuẩn và mầm bệnh cư trú. Tốt nhất, bạn nên giặt khăn của mình từ 1 đến 1 lần mỗi tuần và phơi dưới ánh nắng mặt trời để t.iêu d.iệt mầm bệnh.
10. Đừng tắm quá sát giờ đi ngủ
Nhiều người nghĩ rằng tắm nước lạnh trong mùa hè hoặc nước ấm trong mùa đông có thể khiến họ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, đôi khi kết quả sẽ ngược lại. Tắm nước lạnh có thể kích hoạt các hooc-môn tỉnh táo trong cơ thể bạn. Còn tắm nước nóng có thể làm đảo ngược quá trình hạ nhiệt của cơ thể vào ban đêm khiến bạn khó ngủ hơn.
Tốt hơn, bạn vẫn nên tắm trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Và như đã nói, bạn nên hạn chế tắm đêm, bởi điều đó có thể làm tăng khả năng đột tử của bạn.
Tắm mùa hè: Những “cấm kỵ” để tránh đột quỵ
Trong ngày hè nắng nóng, nhiều người thường tắm nhiều lần để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên nếu tắm sai cách có thể dẫn đến đột tử, đột quỵ não.
Tắm khi vừa đi ngoài nắng về
Khi đi nắng về hay chơi thể thao, hoạt động mạnh làm cho nhiệt độ cơ thể đang rất cao. Nhiệt độ cơ thể đang cao, việc tắm nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng đau đầu hoặc đột quỵ não.
Tắm quá lâu
Tắm quá lâu có thể làm cho nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp quá mức, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Việc này khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của mạch m.áu, huyết áp, dẫn đến ngất hoặc có thể gây đột quỵ và t.ử v.ong.
Nằm điều hòa sau khi tắm
Sau khi tắm xong chúng ta không nên nằm điều hòa ngay bởi việc này sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông m.áu của cơ thể. Không chỉ m.áu lưu thông lên não chậm mà còn khiến cho hoạt động của tim và huyết áp bị ảnh hưởng.
Tắm vào ban đêm
Việc tắm khuya khiến cho các tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm đối với những người có t.iền sử huyết áp thấp, huyết áp không ổn định có thể dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, nếu không được phát hiện sẽ dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong.
Ngủ ngay sau khi tắm
Nếu bạn ngủ quá say sau khi tắm có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, bất tỉnh, nếu không được phát hiện sớm có thể gây t.ử v.ong. Nên ngủ sau khoảng 1-2 giờ tắm. Nếu bạn muốn sạch sẽ, thoải mái thì có thể lau người bằng khăn ấm sẽ giúp bạn có cảm giác thư thái, giấc ngủ ngon hơn.
Tắm ngay sau khi ngủ dậy
Đi tắm ngay khi tỉnh dậy là điều không nên làm bởi khi ngủ dậy bụng bạn rỗng có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp đột ngột hoặc đột quỵ não.
Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Khi tắm vào lúc này đặc biệt tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra t.ử v.ong. Ngoài ra bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn. Cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Tắm nhiều lần trong ngày
Mồ hôi ra nhiều trong những ngày nóng nực nên nhiều người thường tắm nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt bởi sẽ làm khô da, làm da mất đi các vi khuẩn có ích, thậm chí là còn gây hại cho da bởi sự tác động của các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm.
Tắm nước lạnh
Mùa hè nóng nực khiến nhiều người có thói quen tắm nước lạnh. Tuy nhiên, việc tắm nước quá lạnh sẽ khiến các mạch m.áu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu. Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hay sức khỏe đang bị suy yếu, việc tắm nước lạnh rất nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ.
Tắm khi đang bị tụt huyết áp
Nhiều người nghĩ tắm nước ấm khi bị tụt huyết áp sẽ khiến cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn nhưng hành động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Nước ấm có thể khiến các mạch m.áu giãn ra, dễ gây thiếu m.áu lên não khiến cơ thể càng mệt mỏi, chóng mặt hơn. Tốt nhất nếu đang bị tụt huyết áp, bạn nên nghỉ ngơi trước khi tắm.
Tắm gội sau khi ăn no
Đang lúc ăn no mà đi tắm ngay, phần da và mạch m.áu sẽ bị kích thích và mở rộng hơn, gây cản trở quá trình lưu thông m.áu đến các cơ quan tiêu hóa, làm hại đường ruột, dạ dày và đường huyết…
Chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần. Vào những ngày bạn không tắm, hãy dùng khăn để lau mặt và cơ thể. Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, mỗi lần tắm chỉ từ 15 – 20 phút. Chỉ nên tắm dưới vòi hoa sen từ 5-10 phút. Nếu bạn muốn tắm tối thì chỉ tắm trước 20 giờ, tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.